Cam kết mạnh mẽ Net Zero của Việt Nam là điểm hấp dẫn thu hút FDI từ châu Âu

HƯƠNG NGUYỄN |

“Phát triển bền vững và xanh sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn các dòng vốn trực tiếp quốc tế (FDI). Việt Nam sẽ trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các công ty của châu Âu”, trao đổi với Báo Lao Động, ông Sergio Pereira da Silva - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm Công tác Thành phố và Công trình bền vững EuroCham cho biết.

Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của Việt Nam trong việc chuyển đổi xanh?

- Những nỗ lực và cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP26 thực sự rất tuyệt vời. Việt Nam phấn đấu đạt Net Zero vào năm 2050. Các công ty của châu Âu hào hứng để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu này, bao gồm có Net Zero, công trình xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh…Để đạt được các công trình xanh ở Việt Nam, tôi nhìn thấy tiềm năng và cơ hội để các công ty châu Âu có thể hỗ trợ ở rất nhiều mảng và chúng tôi thực tế đang triển khai nhiều dự án.

Có thể nói, cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh dấu một cột mốc quan trọng. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm, năng lực để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

Ông nhận định tầm quan trọng của việc xây dựng các nhà máy xanh ở Việt Nam ra sao?

- Phát triển bền vững và xanh sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn các dòng vốn trực tiếp quốc tế (FDI). Hơn nữa, về cơ bản việc áp dụng các công nghệ xanh mới là yếu tố cốt lõi để Việt Nam có thêm nguồn vốn phát triển bền vững.

Trong lĩnh vực công trình bền vững, Việt Nam nên làm gì để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, thưa ông?

- Trong thiết kế công trình xanh, ưu tiên lớn nhất là chúng tôi cố gắng cắt giảm việc sử dụng năng lượng. Chỉ khi chúng ta cắt giảm bớt được nhu cầu thì mới có thể hướng tới sử dụng năng lượng bền vững. Nếu Việt Nam theo được các tiêu chuẩn cao của EU, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các công ty của châu Âu.

Làm thế nào thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh và bền vững?

TS Nguyễn Ngọc Hưng - Viện Năng lượng, Bộ Công Thương - cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là thay đổi hành vi và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Để đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cần phải có các thay đổi về hành vi sử dụng năng lượng. Những thay đổi căn bản về hành vi sử dụng có hiệu quả lớn về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Những giải pháp thay đổi hành vi điển hình bao gồm: điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý, giảm sử dụng nước nóng quá mức, sử dụng giao thông công cộng thay thế xe cá nhân, tăng tuổi thọ các công trình xây dựng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giảm tiêu thụ vật liệu nung trong các công trình xây dựng, chuyển đổi giao thông hàng không sang tàu điện tốc độ cao...

Bên cạnh thay đổi hành vi sử dụng năng lượng, rất nhiều các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà, phương tiện, thiết bị dân dụng, công nghiệp đã sẵn sàng hiện nay và có thể tăng cường quy mô áp dụng rất nhanh. Tiết kiệm năng lượng đem lại lợi ích kép giảm chi phí sử dụng năng lượng và giảm đầu tư vào hạ tầng cung cấp năng lượng. Do đó, các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng cần được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua các hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích, thị trường năng lượng.

HƯƠNG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Thiếu bộ tiêu chí xanh, ngân hàng kêu khó trong cuộc đua Net Zero

Minh Ánh (Thực hiện) |

“Ngân hàng đang bỏ lỡ cơ hội nhận các khoản đầu tư dự án xanh do các tiêu chí đánh giá và danh mục dự án xanh chưa đầy đủ, đồng thời, gặp khó khăn trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát trong quá trình cấp tín dụng xanh” - Bà Từ Thị Kim Thanh - Thành viên Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chia sẻ.

Phía sau việc khai thác khoáng sản trái phép có bóng dáng cán bộ địa phương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, phía sau các vụ khai thác khoáng sản trái phép có vấn đề liên quan đến cán bộ địa phương...

Tin 20h: Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 6.11: Nguyên nhân các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động; Thực hư thông tin 11 trẻ mầm non bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại; Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024…

Chặn hàng loạt nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook

KHÁNH AN |

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã phối hợp với Facebook chặn hàng loạt các nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook.

Thực hư việc nhóm học sinh tiểu học viết phần mềm luyện thi lớp 9

QUANG ĐẠI |

Phần mềm luyện thi lớp 9 lên lớp 10 của những học sinh lớp 4 và lớp 5 tại TP Vinh đạt giải trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" gây xôn xao dư luận.

588 ứng viên được công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Vân Trang |

Ngày 6.11, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Thiếu bộ tiêu chí xanh, ngân hàng kêu khó trong cuộc đua Net Zero

Minh Ánh (Thực hiện) |

“Ngân hàng đang bỏ lỡ cơ hội nhận các khoản đầu tư dự án xanh do các tiêu chí đánh giá và danh mục dự án xanh chưa đầy đủ, đồng thời, gặp khó khăn trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát trong quá trình cấp tín dụng xanh” - Bà Từ Thị Kim Thanh - Thành viên Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chia sẻ.