Bước tiến mới của Việt Nam hướng đến Net Zero

QUÝ AN |

"Hướng tới mục tiêu Net Zero, Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn đầu về năng lượng sạch ở Đông Nam Á. Để duy trì vị thế này, phải đảm bảo an ninh và tính bền vững của hệ thống năng lượng", Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier đánh giá.

Phát triển kinh tế tuần hoàn

Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier cho rằng, cần nhận thức tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Nhu cầu về các nguồn tài nguyên này tiếp tục gia tăng trên toàn cầu. Trong môi trường đầy cạnh tranh, việc tối đa hóa các nỗ lực tái chế trở nên tối quan trọng vì lợi ích chung. Mô hình “khai thác - sản xuất - thải bỏ” ngày nay đã lỗi thời và không còn bền vững.

“Ở EU, chúng tôi muốn việc tạo ra các sản phẩm bền vững. Tuần hoàn trở thành một tiêu chuẩn. Mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 15% lượng tiêu thụ nguyên liệu thô thiết yếu hằng năm ở EU đến từ việc tái chế. Điều này thậm chí còn cấp bách hơn do giá nguyên liệu thô biến động, chuỗi cung ứng gián đoạn những năm qua. Không có cách nào khác ngoài việc tăng cường sản xuất vật liệu tái chế.

EU và Việt Nam có chung lợi ích trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, ít phát thải. Tất nhiên, những lợi ích chung như vậy có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hình sự hợp tác song phương thông qua cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP). Qua đó, EU sẽ cung cấp các nguồn lực đáng kể để đồng hành cùng Việt Nam” - ông Guerrier cho biết.

Vị đại sứ đánh giá Việt Nam đã thể hiện vai trò dẫn đầu về năng lượng sạch ở Đông Nam Á. Để duy trì vị thế này, phải đảm bảo an ninh và tính bền vững của hệ thống năng lượng, đặc biệt bằng cách tăng cường điện tái tạo nhằm đa dạng cơ cấu năng lượng, tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng và thiết lập các khung pháp lý mạnh mẽ, thuận lợi để thu hút các khoản đầu tư rất cần thiết.

Với yếu tố an ninh lương thực, cần thực hành nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên có trách nhiệm và đầu tư vào nghiên cứu - phát triển. Qua quá trình đó, Việt Nam có thể đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong khi vẫn duy trì vai trò đóng góp quan trọng cho thương mại lương thực toàn cầu.

Đẩy mạnh đầu tư công

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Carolyn Turk cho biết: Quy hoạch điện VIII cần mức đầu tư khoảng 135 tỉ USD. Trong đó, 20 - 30 tỉ USD nên được dành cho đầu tư công. Đó là tiền đề trong việc dùng đầu tư công để thúc đẩy đầu tư tư nhân.

“Chúng ta cần phải có các nhà máy truyền tải điện phù hợp. Nếu không có đầu tư công, thì sẽ không có đầu tư tư nhân. Hãy xây dựng cơ chế để dòng tiền được lưu thông, không nằm trên giấy, để thúc đẩy đầu tư tư nhân” - bà Turk nói.

Ông Olivier Rousselet - CEO BNP PARIBAS tại Việt Nam - phân tích, các cơ chế tài chính đã bắt đầu nâng cao vai trò trong một thập kỷ qua. Các ngân hàng toàn cầu, nhà đầu tư, công ty quản lý tài sản… hiện đều xác định, cam kết về mục tiêu chuyển đổi năng lượng… Đây là khung quan trọng để xác định cơ chế tài trợ dự án. Điều này cần phải được thống nhất với chiến lược và phù hợp với quá trình chuyển đổi năng lượng.

"Ở Việt Nam, tôi thấy chuyển đổi năng lượng có đà tiến tích cực trong 2 năm qua. Ngân hàng Nhà nước đã nắm bắt tốt tình hình, đưa được khung tài trợ xanh với mục tiêu có thể đi đúng hướng để đưa ra được khung tài chính xanh" - ông đánh giá.

QUÝ AN
TIN LIÊN QUAN

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Phát triển tín dụng xanh vì mục tiêu Net Zero

Nhóm PV |

9h ngày 9.9.2023, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero”.

Phía sau việc khai thác khoáng sản trái phép có bóng dáng cán bộ địa phương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, phía sau các vụ khai thác khoáng sản trái phép có vấn đề liên quan đến cán bộ địa phương...

Tin 20h: Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 6.11: Nguyên nhân các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động; Thực hư thông tin 11 trẻ mầm non bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại; Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024…

Chặn hàng loạt nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook

KHÁNH AN |

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã phối hợp với Facebook chặn hàng loạt các nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook.

Thực hư việc nhóm học sinh tiểu học viết phần mềm luyện thi lớp 9

QUANG ĐẠI |

Phần mềm luyện thi lớp 9 lên lớp 10 của những học sinh lớp 4 và lớp 5 tại TP Vinh đạt giải trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" gây xôn xao dư luận.

588 ứng viên được công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Vân Trang |

Ngày 6.11, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Phát triển tín dụng xanh vì mục tiêu Net Zero

Nhóm PV |

9h ngày 9.9.2023, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero”.