Việt Nam giành phiếu cao nhất, trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới

Ngọc Vân |

Việt Nam đã đạt được số phiếu cao nhất trong nhóm châu Á - Thái Bình Dương, chính thức trở thành thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.

Bộ Ngoại giao thông tin, ngày 22.11.2023 tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản Thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới, nhiệm kỳ 2023-2027 với 121 phiếu, đứng thứ nhất trong nhóm châu Á - Thái Bình Dương.

Ủy ban Di sản Thế giới là một trong những cơ quan điều hành quan trọng nhất của Tổ chức UNESCO, có quyền quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới việc công nhận các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; xem xét, đánh giá tình trạng bảo tồn của các di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định chính sách, ngân sách chủ trương, định hướng phát triển của Công ước Di sản Thế giới.

Đây cũng là Công ước có số lượng thành viên lớn nhất của UNESCO với 195 quốc gia. Với tính chất như vậy, cuộc bầu cử để trở thành một trong 21 nước thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới luôn khó khăn và có tính cạnh tranh rất cao.

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp nhận xét, đây là lần thứ 2 chúng ta đảm nhận vai trò tại cơ quan điều hành then chốt nhất về văn hóa của UNESCO.

Điều này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta như tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương.

Việc trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng quốc tế với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu; ghi nhận đóng góp thiết thực của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO, trong gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở Việt Nam, trên thế giới.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc (ngồi đầu tiên từ phải sang), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp. Ảnh: BNG
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc (thứ ba từ phải, hàng đầu), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp. Ảnh: BNG

Đây là kết quả của việc triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, quá trình vận động bài bản, đồng bộ, rộng khắp với các đối tác quốc tế ở Hà Nội, Paris (Pháp), và thủ đô các nước thông qua các Cơ quan đại diện.

Cùng với những tin vui vừa qua (vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO; thành phố Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO ra Nghị quyết cùng kỷ niệm danh nhân) góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam năng động trong đổi mới, hội nhập quốc tế, song vẫn giàu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn mạnh, với việc lần đầu tiên tham gia cùng lúc 5 cơ chế điều hành quan trọng hàng đầu của UNESCO, Việt Nam có cơ hội tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO nói chung và về văn hóa nói riêng, nâng nhận thức về tầm quan trọng của di sản vì đây không chỉ là nguồn lực thiết yếu cho đa dạng văn hóa, sáng tạo, đối thoại giữa các nền văn hóa và gắn kết xã hội mà còn là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững.

Với tư cách là thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước Di sản thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các di sản thế giới tại Việt Nam như Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay đã khẳng định: “Việt Nam là điển hình thành công trong kết nối giữa phát triển kinh tế và văn hóa; và là một hình mẫu tốt về bảo tồn môi trường và phát triển du lịch bền vững”.

Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới, Việt Nam sẽ cùng 20 quốc gia thành viên khác đảm nhận trọng trách giám sát việc thực thi Công ước; bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của 1.199 di sản thế giới trên toàn cầu; xem xét các tiêu chí để ghi danh các di sản thế giới mới nhằm gìn giữ, phát huy và trao truyền giá trị lịch sử, văn hóa cho các thế hệ tương lai, đóng góp cho phát triển bền vững của thế giới.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam lần đầu cùng lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO

Thanh Hà |

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra từ ngày 7 đến 22.11, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

UNESCO khẳng định tiếp tục ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam

Khánh Minh |

Tại Kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng Chấp hành của UNESCO vừa diễn ra tại Paris (Pháp) tuần này, Trưởng đoàn Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi khó dự báo, đồng thời kêu gọi các quốc gia tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường đối thoại, củng cố lòng tin, tình đoàn kết nhằm tìm ra giải pháp chung trong giải quyết các thách thức của thời đại.

Những yêu cầu của Ủy ban Di sản thế giới về bảo vệ vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ngay sau khi vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới - di sản thế giới đầu tiên ở Việt Nam có ranh giới nằm trên địa phận hai tỉnh, thành, Ủy ban Di sản thế giới yêu cầu quốc gia thành viên Việt Nam triển khai một loạt các giải pháp để quản lý và bảo vệ toàn vẹn vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Giáo viên mầm non ủng hộ giảm tuổi nghỉ hưu sớm 5 năm so với hiện hành

trà my |

Giáo viên mầm non vui mừng trước đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, từ đó hưởng chính sách nghỉ hưu sớm 5 năm so với quy định hiện hành.

Thanh Hóa vẫn loay hoay tìm hướng cho trung tâm hội nghị trăm tỉ hồi sinh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến Trung tâm hội nghị Hàm Rồng (ở phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, đến nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm các phương án để đưa trung tâm này “hồi sinh” trở lại.

Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả mưa lũ nhưng triển khai ì ạch, bị cắt vốn

HƯNG THƠ |

Công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hàng nghìn ha lúa ở Quảng Trị bị hư hỏng nặng do mưa lũ, được Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp. Tuy nhiên, với nhiều lý do, công trình ì ạch triển khai, chậm giải ngân nên bị cắt vốn, bị nợ động và ảnh hưởng đến công năng của công trình.

Nhờ đối thoại, 5 phúc lợi cho lao động nữ cao hơn so với luật định

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Shingmark Vina (tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) với hơn 3.300 lao động - đã đối thoại trực tiếp với Ban Giám đốc của công ty giúp tăng thêm phúc lợi cho lao động nữ.

Biệt thự triệu đô ở Hà Nội bỏ hoang, bị khách thuê ép giá

ANH HUY |

Dù thị trường bất động sản cho thuê đang có tín hiệu tích cực nhưng giá cho thuê so với giá trị bất động sản không tương xứng. Nhiều chủ biệt thự triệu đô muốn cho thuê nhưng bị ép giá xuống quá thấp…

Việt Nam lần đầu cùng lúc đảm nhận vai trò tại 4 cơ chế then chốt của UNESCO

Thanh Hà |

Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra từ ngày 7 đến 22.11, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

UNESCO khẳng định tiếp tục ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam

Khánh Minh |

Tại Kỳ họp lần thứ 217 Hội đồng Chấp hành của UNESCO vừa diễn ra tại Paris (Pháp) tuần này, Trưởng đoàn Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác đa phương trong bối cảnh thế giới đang diễn ra nhiều thay đổi khó dự báo, đồng thời kêu gọi các quốc gia tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường đối thoại, củng cố lòng tin, tình đoàn kết nhằm tìm ra giải pháp chung trong giải quyết các thách thức của thời đại.

Những yêu cầu của Ủy ban Di sản thế giới về bảo vệ vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ngay sau khi vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới - di sản thế giới đầu tiên ở Việt Nam có ranh giới nằm trên địa phận hai tỉnh, thành, Ủy ban Di sản thế giới yêu cầu quốc gia thành viên Việt Nam triển khai một loạt các giải pháp để quản lý và bảo vệ toàn vẹn vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.