Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế - xã hội 2024

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội, để mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5% cần tập trung tối đa vào 3 trụ cột chính là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; tạo ra môi trường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Kỳ vọng đón nhận các dòng đầu tư mới

Tại kỳ họp cuối năm vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với quyết nghị tăng trưởng GDP ở mức 6% đến 6,5%, mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong triển khai các chính sách phát triển năm 2024.

Trong thời gian vừa qua, sự hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn được Chính phủ chú trọng thực hiện. Một số chính sách hỗ trợ đã được Quốc hội đồng ý kéo dài sang năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước hồi phục.

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, chúng ta kỳ vọng, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ tốt đà đang đi lên của nền kinh tế trong năm 2023, đặc biệt không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2024, mà còn tạo ra môi trường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Đặc biệt, đại biểu cũng kỳ vọng sẽ đón nhận các dòng đầu tư mới theo xu thế phát triển mới đang có nhiều cơ hội vào Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đại biểu, năm 2024 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, mặc dù bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn đạt được những kết quả bước đầu.

Cùng trao đổi với Lao Động, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, cuối năm 2023, Việt Nam có được rất nhiều cơ hội, đặc biệt thông qua hoạt động đối ngoại, đem lại ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Theo bà Nga, các kết quả cuối năm 2023 là rất tích cực, tạo đà tốt cho việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Do đó, để mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6% - 6,5% cần tập trung tối đa vào 3 trụ cột chính đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Ngoài ra, phải khắc phục ngay những vấn đề bức xúc, quy định bất hợp lý mà cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh.

Việc tăng trưởng cũng phụ thuộc những biện pháp can thiệp của Nhà nước trong hỗ trợ, chính sách phát triển, đặc biệt liên quan đến chính sách về tín dụng và vốn đầu tư. Đó là những vấn đề quan trọng.

Ngành công nghiệp có những điểm sáng nhất định

Cùng nói về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) nêu rõ, công nghiệp nước ta cũng có những điểm sáng nhất định liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục được đầu tư.

Đặc biệt, các ngành chế tạo, các ngành máy tính, điện tử và bán dẫn là những ngành hiện nay đang bắt kịp được thị trường thế giới và chúng ta đang định hướng được cho những lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, một số ngành khác liên quan đến sản xuất hàng công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô hoặc một số những ngành để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước tiếp tục có những khởi sắc.

Công nghiệp chế tạo luôn được xác định là một ngành chủ đạo tuy nhiên thị phần ngành công nghiệp chế tạo của nước ta hiện nay chưa được nhiều.

Theo đại biểu, đối với các nước phát triển, ngành công nghiệp chế tạo rất quan trọng với các thiết bị máy móc, các công nghiệp nền tảng để phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Trong khi đó tỉ trọng ngành công nghiệp chế tạo của nước ta chưa nhiều.

Đại biểu nhận thấy, trong một thời gian dài chúng ta tiếp cận theo hướng là phát triển những ngành để hướng tới xuất khẩu nhiều hơn. Nhưng phần công nghiệp nền, công nghiệp chế tạo đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ về kỹ thuật cao thì chúng ta chưa tiếp cận được nhiều.

"Chủ yếu chúng ta đang đi theo hướng bắt kịp những gì mà chúng ta hội nhập được nhanh. Còn đối với công nghiệp chế tạo nền tảng, hiện nay chúng ta phải xác lập lại và định hướng lại để có những chính sách phù hợp, đặc biệt có những đầu tư phù hợp, có những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này.

Từ đó chúng ta mới có thể xây dựng được nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại, hội nhập với quốc tế", đại biểu nhìn nhận.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Phú Yên

Hoài Luân |

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được phê duyệt, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh này.

2 năm liên tiếp kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế

Lan Nhi - Hải Nguyễn |

Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra vào sáng 26.12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Video máy bay Nhật Bản bốc cháy dữ dội khiến 5 người thiệt mạng

Thu Ánh |

Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines bốc cháy dữ dội sau khi va chạm với máy bay cứu trợ động đất tại sân bay Haneda ở Tokyo, khiến 5 người thiệt mạng.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Phú Yên

Hoài Luân |

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được phê duyệt, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh này.

2 năm liên tiếp kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế

Lan Nhi - Hải Nguyễn |

Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra vào sáng 26.12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.