Thủ tướng chủ trì hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Song Minh |

Chiều 3.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Ngoại giao tổ chức.

Theo TTXVN, cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Phát biểu định hướng hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực, chủ động, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại, trong đó có ngoại giao kinh tế, triển khai Chỉ thị 15 về ngoại giao kinh tế của Ban Bí thư một cách tích cực, bài bản, nền nếp.

Thủ tướng đánh giá cao việc thực hiện tốt ngoại giao vaccine đã góp phần giúp nước ta kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa sớm trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, chúng ta đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, thấp hơn trần quy định (tương ứng là 60% GDP và 50% GDP).

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đang đứng trước "6 cơn gió ngược" với cường độ mạnh, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước: (1) Suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; (2) Hậu quả của đại dịch COVID-19 còn kéo dài; (3) Cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; (4) Các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; (5) Các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; (6) Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực, đặc biệt là các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp…

Thủ tướng nêu rõ, trong quý II năm 2023, tăng trưởng GDP đạt 4,14%, 6 tháng đầu năm đạt 3,72%; do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm đã đề ra (6-6,5%) thì phải cố gắng rất lớn, nỗ lực rất cao. Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần qua các tháng, chúng ta ưu tiên cho tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (tiêu dùng; đầu tư, gồm đầu tư công, đầu tư tư nhân và FDI; xuất khẩu).

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp cụ thể để thúc đẩy các động lực tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư chất lượng cao; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phát huy các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường ngách, thị trường tiềm năng, đẩy nhanh ký kết các FTA, thúc đẩy hàng hóa Việt Nam vào thị trường Halal…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế. Ảnh: VGP

Nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ vừa qua là "triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại", Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu kết nối các tỉnh, thành phố, kết nối các cơ quan đại diện tại nước ngoài, kết nối các doanh nghiệp để tận dụng tối đa mọi cơ hội, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, toàn ngành ngoại giao luôn quán triệt và nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng chiến lược, nội dung cơ bản và định hướng công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bám sát tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 15, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, ngành ngoại giao đã xác định, quán triệt ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản và trung tâm của các hoạt động đối ngoại; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và hoạt động ngoại giao kinh tế với phương châm quyết liệt, thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể, lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương là trung tâm phục vụ, thiết thực đóng góp vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngoại giao kinh tế - bứt tốc hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước

Thanh Hà |

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác ngoại giao kinh tế - "nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững", đã tiếp tục tăng tốc hơn nữa, tập trung đẩy mạnh nhiệm vụ lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, lấy hiệu quả, thực chất là tiêu chí hàng đầu. 

Thủ tướng đề nghị ưu tiên cao ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các trưởng cơ quan đại diện xác định ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển là một ưu tiên cao trong nhiệm kỳ công tác.

7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về ngoại giao kinh tế

Phạm Đông |

Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.

Kết luận thanh tra xác định Prudential tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng bảo hiểm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kết luận thanh tra chuyên đề của Bộ Tài chính tại Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential (Việt Nam) chỉ ra, doanh nghiệp này tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

FIFA bố trí khách sạn sang cỡ nào cho tuyển nữ Việt Nam tại World Cup 2023?

Hoàng Huê |

Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ đóng quân tại khách sạn Rydges, thành phố Auckland, New Zealand trong thời gian tham dự World Cup nữ 2023.

Dự báo mưa dông diện rộng ở miền Bắc, có nơi mưa rất to

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết trong đêm nay 4.7 và ngày mai, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tin 20h: Tăng lương hưu, trợ cấp giúp tuổi già an vui

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 4.7: Mất khoảng 10 ngày để di dời được du thuyền 80 tấn ra khỏi hồ Tây; Lừa đảo săn vé BlackPink: Chuyển trước 70 triệu sẽ chắc chắn được vào xem; Tăng lương hưu, trợ cấp giúp tuổi già an vui...

Cuối ngày Tây Bắc: Huy động lực lượng tìm kiếm nam sinh nghi nhảy cầu mất tích

PV TÂY BẮC BỘ |

Hơn 100 người tìm kiếm nam sinh nghi nhảy cầu mất tích; Nguy cơ sạt lở sau mưa lớn dài ngày; Biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những tin tức nổi bật khu vực Tây Bắc trong ngày 4.7.

Ngoại giao kinh tế - bứt tốc hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước

Thanh Hà |

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác ngoại giao kinh tế - "nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững", đã tiếp tục tăng tốc hơn nữa, tập trung đẩy mạnh nhiệm vụ lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, lấy hiệu quả, thực chất là tiêu chí hàng đầu. 

Thủ tướng đề nghị ưu tiên cao ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các trưởng cơ quan đại diện xác định ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển là một ưu tiên cao trong nhiệm kỳ công tác.

7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về ngoại giao kinh tế

Phạm Đông |

Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.