Tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7 sẽ tạo cú hích cho thị trường lao động

Vương Trần |

Theo đại biểu Quốc hội, việc tăng lương tối thiểu vùng nếu áp dụng từ ngày 1.7.2024, trùng với thời điểm cải cách tiền lương trong khu vực công sẽ tạo ra sự đồng bộ, cân đối về chính sách tiền lương trong cả khu vực công và khu vực tư, tạo được cú hích cho thị trường lao động.

Mới đây, Bộ Nội vụ đã có văn bản thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1.7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐTBXH rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo đó, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Trước đó, cuối tháng 3.2024, Bộ LĐTBXH đã xây dựng dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Bộ LĐTBXH đề xuất mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng.

Ngày 22.4, trao đổi với Lao Động, đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, dự kiến tăng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.7.2024, trùng với thời điểm cải cách tiền lương trong khu vực công sẽ tạo ra sự đồng bộ, cân đối về chính sách tiền lương trong cả khu vực công và khu vực tư.

Theo ông Sơn, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng này rất ý nghĩa, tăng lương vào thời điểm này sẽ đảm bảo mức thu nhập tương đối của người lao động giữa 2 khu vực công và tư không bị quá chênh lệch.

Trong khi đó, ở khu vực công, theo phương án cải cách tiền lương, từ ngày 1.7.2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hằng năm tính từ năm 2025 khoảng 7%/năm.

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: T.Vương
Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: T.Vương

Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn, mục đích của việc tăng lương nhằm bù trượt giá, bảo đảm mức sống cho người lao động, đây sẽ là niềm vui lớn với hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Bởi hiện nay, người lao động thuộc các ngành và tại các loại hình doanh nghiệp thu nhập trung bình của người lao động bao gồm cả tiền làm thêm giờ và các khoản phụ cấp là khoảng hơn 6,5 đến 7,8 triệu đồng/tháng.

Với mức thu nhập này, đa số không đáp ứng nhu cầu chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng, nhiều người phải vay để trang trải các chi phí, thậm chí có người lao động phải rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải chi tiêu. Trên thực tế, do mức lương thấp nên hàng loạt lao động đã bỏ việc, chuyển sang khu vực kinh tế phi chính thức, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu lao động.

"Chính vì vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng nếu áp dụng từ 1.7.2024, trùng với thời điểm cải cách tiền lương trong khu vực công sẽ tạo ra sự đồng bộ, cân đối về chính sách tiền lương trong cả khu vực công và khu vực tư, tạo được cú hích cho thị trường lao động, nhiều doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn khi thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực đã được đào tạo" - ông Sơn nói.

Theo dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ điều chỉnh các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

Vùng I là: 4.960.000 đồng/tháng.

Vùng II là: 4.410.000 đồng/tháng.

Vùng III là: 3.860.000 đồng/tháng.

Vùng IV là: 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 - 280.000 đồng (tương ứng tỉ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7

Vương Trần |

Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1.7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Làm gì để giải bài toán tăng lương, tăng giá khi cải cách tiền lương?

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Thực tế nhiều năm qua, trước mỗi dịp tăng lương thường có một đợt “bão giá” đi kèm, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân. Vì vậy, không ít người lo ngại, tăng lương mà giá cả leo thang thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không được bảo đảm.

Tăng lương tối thiểu vùng để không đẩy thiệt thòi về phía người lao động

Hoàng Lâm |

Lương tối thiểu vùng không chỉ tạo ra mức lương “sàn” bắt buộc người sử dụng lao động phải trả mà ý nghĩa vai trò của nó không chỉ tác động đến cuộc sống hiện tại mà còn cả tương lai người lao động.

Những cây cầu giúp xóa cảnh lội suối, vượt ngầm tràn tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Hàng loạt cây cầu trên đường giao thông nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang được hoàn thành giúp người dân không phải vượt suối trên những chiếc cống tạm, diện mạo các bản làng vùng sâu, vùng xa từ đó được đổi mới.

Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo một số văn bản về công tác tổ chức, cán bộ công đoàn

Hà Anh |

Ngày 24.4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo một số văn bản về công tác tổ chức, cán bộ công đoàn. Ông Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và ông Tống Văn Băng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN chủ trì hội thảo.

Giá vàng hôm nay 24.4: Vàng miếng tăng sốc, vàng nhẫn "lao dốc không phanh"

KHƯƠNG DUY |

Giá vàng hôm nay 24.4: Trong khi thị trường thế giới và vàng miếng SJC trong nước phục hồi mạnh mẽ, giá vàng nhẫn 9999 lại tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu.

Cả gia đình bán toàn bộ nhà cửa vì chiêu trò việc nhẹ lương cao bóc trần sự thật bên kia biên giới

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Mang theo sự thật từ bên kia bên giới trở về, một số người dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Cư Jút đã "lột mặt" những kẻ lừa đảo khi vẽ ra viễn cảnh có cuộc sống sung sướng thông qua chiêu trò việc nhẹ lương cao ở nơi đất khách quê người.

Dự báo thời tiết 5 ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5 ở cả ba miền

AN AN - PHƯƠNG ANH |

Theo nhận định từ cơ quan khí tượng, dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước đều nắng nóng trong giai đoạn từ 27.4 - 1.5. Riêng khu vực Đông Bắc Bộ nắng nóng có xu hướng giảm dần từ ngày 30.4.

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7

Vương Trần |

Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1.7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Làm gì để giải bài toán tăng lương, tăng giá khi cải cách tiền lương?

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Thực tế nhiều năm qua, trước mỗi dịp tăng lương thường có một đợt “bão giá” đi kèm, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân. Vì vậy, không ít người lo ngại, tăng lương mà giá cả leo thang thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không được bảo đảm.

Tăng lương tối thiểu vùng để không đẩy thiệt thòi về phía người lao động

Hoàng Lâm |

Lương tối thiểu vùng không chỉ tạo ra mức lương “sàn” bắt buộc người sử dụng lao động phải trả mà ý nghĩa vai trò của nó không chỉ tác động đến cuộc sống hiện tại mà còn cả tương lai người lao động.