Tăng lương tối thiểu vùng để không đẩy thiệt thòi về phía người lao động

Hoàng Lâm |

Lương tối thiểu vùng không chỉ tạo ra mức lương “sàn” bắt buộc người sử dụng lao động phải trả mà ý nghĩa vai trò của nó không chỉ tác động đến cuộc sống hiện tại mà còn cả tương lai người lao động.

Hồi tháng 10.2023 tại Nghệ An đã diễn ra cuộc ngừng việc tập thể lớn. Đó là cuộc ngừng việc tập thể của gần 6.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu).

2 trong 8 nhóm kiến nghị của người lao động và chuyển tới lãnh đạo công ty tăng lương cơ bản và xem xét lại mức khoán sản phẩm. Còn lại là các nội dung liên quan đến lợi ích người lao động khác như chế độ độc hại, thai sản, phạt tiền chuyên cần, thời gian họp, thái độ của quản lý, cơ chế chấm công…

Tuy nhiên, đối với kiến nghị lớn nhất là tăng lương thì chủ doanh nghiệp khẳng định là đã “theo quy định”. Tức là mức lương tối thiểu vùng mà Công ty TNHH VietGlory phải trả cho công nhân là 3.640.000 đồng/tháng trong khi lương thực tế công nhân nhận được là 4.130.000 đồng/tháng, cao hơn mức quy định. Phía công ty cũng cho rằng, tình hình kinh doanh sản xuất hiện tại khó khăn, không cho phép công ty điều chỉnh tăng mức lương cơ bản cao hơn, mong cán bộ công nhân viên thông cảm và chia sẻ.

Có thể nhận thấy rõ mức lương hơn 4 triệu đồng mà công ty trả so với mức sống và biến động của giá cả là quá thấp. Thứ hai do họ đã “làm đúng quy định” tức là trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng nên công ty - về lý - lại không sai. Chính vì vậy, phần thiệt bị đẩy sang phía người lao động. Rất may cuộc ngừng việc này kết thúc khi công đoàn vào cuộc và phía công ty phải điều chỉnh một số phúc lợi.

Từ câu chuyện của công nhân Viet Glory cho thấy, nếu mức lương tối thiểu vùng hiện nay không điều chỉnh thì người lao động thiếu cơ sở để đòi hỏi tăng lương chính đang ngược lại, chủ sự dụng lao động có thể dùng chính quy định về lương tối thiểu vùng để đưa ra điều kiện: “Công nhân không đến làm việc sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và công ty, những công nhân nghỉ tự do 5 ngày trong tháng sẽ bị sa thải”.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, lương tối thiểu vùng là cơ sở để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

Tất nhiên, hướng tới sự hài hòa trong quan hệ lao động, cũng cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp đặt trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế, xã hội. Song điều tiên quyết đặt ra là phải làm sao để người lao động cảm thấy đồng lương tương ứng với công sức của mình, tránh những xung đột mà chiếu theo những quy định về lương tối thiểu vùng, phần thiệt thòi hướng về phía người lao động.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống cho người lao động

Phương Ngân |

Doanh nghiệp gặp khó khi đơn hàng giảm, đời sống người lao động cũng không khá hơn vì thu nhập không đủ đáp ứng mức sống tối thiểu.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% mới đảm bảo đời sống tối thiểu

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, trong bối cảnh người lao động (NLĐ) bị mất việc giảm việc, giá cả tăng thì cần phải tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% để bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống cho người lao động

Phương Ngân |

Doanh nghiệp gặp khó khi đơn hàng giảm, đời sống người lao động cũng không khá hơn vì thu nhập không đủ đáp ứng mức sống tối thiểu.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% mới đảm bảo đời sống tối thiểu

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, trong bối cảnh người lao động (NLĐ) bị mất việc giảm việc, giá cả tăng thì cần phải tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% để bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.