Tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung với dịch cho doanh nghiệp

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, để ứng phó với dịch bệnh, các doanh nghiệp phải có hệ thống quản trị có khả năng chống chịu tốt hơn. Tinh thần của giai đoạn hiện nay là chủ động, tích cực nhưng phải tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung với dịch.

Chiều 26.5, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm: "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế". Dự toạ đàm có Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc; TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Tại buổi toạ đàm, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, nhiệm kỳ vừa qua là một nhiệm kỳ rất thành công về phát triển kinh tế-xã hội. Đà cải cách của chúng ta được đẩy mạnh, hội nhập đỉnh cao của đất nước được rộng mở.

Theo ông Lộc, nước ta đang ở trong bối cảnh duy trì nền kinh tế có nhiều thách thức mới. Quan điểm thực hiện một cách chủ động, tích cực, ưu tiên phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn phải phát triển kinh tế, lo sinh kế của người dân vô cùng quan trọng. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc, sự đồng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, phải hết sức linh hoạt trong điều hành phát triển kinh tế. Trong ứng phó với dịch bệnh, đối với các doanh nghiệp phải có hệ thống quản trị có khả năng chống chịu tốt hơn.

Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Hiếu
Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Hiếu

Tinh thần của giai đoạn hiện nay là chủ động, tích cực nhưng phải tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung với dịch. Việc chủ động tấn công, đảm bảo hài hoà giữa tấn công và phòng vệ là chiến lược cần thiết và không thể có sự lựa chọn thích hợp hơn.

Chính phủ đang tập chung nhiều vào sự cải cách, coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó có sự rà soát, xoá bỏ những chồng chéo về chính sách pháp luật, tăng cường sự kỷ luật; sự phân công, phân cấp, cá thể hoá trách nhiệm cá nhân; tăng cường sự phối hợp nhưng Chính phủ không làm thay cho các bộ ngành, các địa phương. Có cơ chế để bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì sự phát triển đột phá của đất nước.

Nhấn mạnh về chiến lược trong thời gian tới, ông Lộc cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, điều mà cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi là thực hiện thành công một Chính phủ hành động. Việt Nam phải kiên quyết thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế. Đây là điều tiên quyết cho sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội,... tạo nền tảng cho khả năng chống chịu và sự phát triển bền vững của đất nước.

"Cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo thủ tục tiếp cận một cách minh bạch, thuận lợi nhất có thể. Những quy định của Nhà nước cần có sự linh hoạt hơn để đảm bảo họ có thể xây dựng được mô hình kinh doanh chống chịu với dịch bệnh" - ông Lộc nêu ý kiến.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Hiếu
Ông Nguyễn Sỹ Dũng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Hiếu

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, không một đất nước nào có thể phát triển kinh tế vững mạnh, hùng cường được nếu không có sự ổn định. Trong sự ổn định đó có ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng quan trọng hơn là ổn định chính trị-xã hội. Đó là nền tảng mà chúng ta có được trong một thời gian rất dài, nền tảng để kinh tế phát triển và tiếp tục là nền tảng rất quan trọng.

Ông Dũng cho rằng, Việt Nam chỉ có thể thắng cuộc chiến tranh với dịch bệnh nếu có được một chương trình tiêm chủng đạt hiệu quả càng nhanh càng tốt. Đây là điều kiện tiên quyết nhất để bảo vệ sức khỏe, đời sống của nhân dân, tạo khuôn khổ, tạo môi trường phát triển kinh tế. Cái đó rất quan trọng và phải là ưu tiên số 1 của Chính phủ vào thời điểm này. Do đó để tiếp tục duy trì được điều này, chúng ta phải có sự phát triển vượt bậc về tiêm chủng.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Vừa tăng cường sản xuất, vừa siết chặt phòng chống dịch bệnh COVID-19

Vũ Long |

Dịch bệnh COIVD-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc dồn sức chống dịch, các địa phương, doanh nghiệp đã chuẩn bị hàng hóa dồi dào phục vụ người dân.

“Bản địa hóa” nhân lực tại doanh nghiệp FDI-Cơ hội cho lao động địa phương

P.V |

COVID-19 đặt không ít doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trước bài toán tăng trưởng và nhân sự. Lúc này, nguồn nhân lực tại chỗ đang là chìa khóa để các doanh nghiệp giải bài toán kép, vừa tối ưu hiệu quả kinh tế vừa nâng cao đời sống địa phương.

Doanh nghiệp phải thực hiện khai báo y tế cho trường hợp về từ vùng dịch

LƯƠNG HẠNH |

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan chủ động, kiểm tra, rà soát các trường hợp về từ vùng có dịch COVID-19 và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Vừa tăng cường sản xuất, vừa siết chặt phòng chống dịch bệnh COVID-19

Vũ Long |

Dịch bệnh COIVD-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc dồn sức chống dịch, các địa phương, doanh nghiệp đã chuẩn bị hàng hóa dồi dào phục vụ người dân.

“Bản địa hóa” nhân lực tại doanh nghiệp FDI-Cơ hội cho lao động địa phương

P.V |

COVID-19 đặt không ít doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trước bài toán tăng trưởng và nhân sự. Lúc này, nguồn nhân lực tại chỗ đang là chìa khóa để các doanh nghiệp giải bài toán kép, vừa tối ưu hiệu quả kinh tế vừa nâng cao đời sống địa phương.

Doanh nghiệp phải thực hiện khai báo y tế cho trường hợp về từ vùng dịch

LƯƠNG HẠNH |

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan chủ động, kiểm tra, rà soát các trường hợp về từ vùng có dịch COVID-19 và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.