Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập: Làm cho mạnh lên hay yếu đi?

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 18.8, tiếp tục phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát nêu rõ, hoạt động giám sát tập trung vào các nội dung chính.

Trong đó, đánh giá kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tập trung vào việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông

Giám sát về quản lý biên chế (số lượng người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ ngân sách nhà nước); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời giám sát về đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; về nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập.

Giám sát về hoàn thiện cơ chế tài chính, thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Đối tượng giám sát được chia làm 2 nhóm:

- Đối với nhóm các cơ quan chịu sự giám sát là nhóm trọng tâm, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - thực hiện giám sát đối với tất cả các nội dung nêu trên.

- Đối với nhóm các cơ quan tổ chức có liên quan, bao gồm: các cơ quan Đảng ở Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

Với nhóm này chỉ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và các văn bản pháp luật có liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Phạm Đông
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, dự kiến đoàn giám sát sẽ đi tối đa 12 địa phương, trong đó dự kiến 9 địa phương. Đoàn sẽ đến những nơi thực sự cần thiết như những chỗ làm rất tốt và những nơi làm kém để tìm hiểu nguyên nhân.

Góp ý vào nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cần xác định cụ thể hơn các nội dung giám sát. Trong đó, có 3 trọng tâm vướng nhiều. Thứ nhất là sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ông Phương lưu ý, cần đánh giá đúng nội dung này. Vừa qua việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập nhiều lúc còn cơ học, không làm cho mạnh lên mà thậm chí còn yếu đi, khó hoạt động hơn. "Đây là một cái vướng nên chúng ta cứ nói là càng sắp xếp thì lại càng dôi dư, càng phình ra. Vậy liệu có câu chuyện này không", ông Phương nói.

Nội dung trọng tâm thứ hai được ông Phương nhắc đến là việc hoàn thiện cơ chế chính sách tự chủ và tài chính. Nội dung này bao gồm: tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức biên chế và con người, phương án hoạt động, tự chủ về tài chính.

"Cần đánh giá lại xem những nội dung này đã hợp lý chưa, tôi thấy nó gây ra nhiều vướng mắc, làm bó tay bó chân anh em" - ông Phương nói và đề nghị, làm rõ việc tự chủ thế nào, một phần hay toàn bộ?

Nội dung thứ ba là hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cần phải xem nếu vướng mắc như trên thì vai trò quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp công lập thế nào, nút thắt nào cần tháo gỡ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Quản lý biên chế, giám sát số người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế, số lượng người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 31.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Cải cách tiền lương gắn với sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Lương cơ sở của công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, cần tập trung vào cải cách tiền lương cùng với sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy.

Các quan chức nhận "cảm ơn" trăm nghìn USD và hàng tỉ đồng từ Việt Á thế nào?

Việt Dũng |

Trong đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra cáo buộc, cựu trợ lý Phó Thủ tướng, cựu Thư ký Bộ trưởng, người được cảm ơn 200.000 USD, người được tặng tiền tỉ để thanh toán việc mua siêu xe.

Tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM đắt hay rẻ?

Như Quỳnh - Anh Tú |

Phở dát vàng ở TPHCM gây xôn xao thời gian qua khi nhiều ý kiến nhìn nhận đây là cơ hội nâng tầm ẩm thực Việt, số khác cho rằng giá quá đắt.

Resort được tháo dỡ, biển Nha Trang trở nên thông thoáng

Hữu Long |

Nha Trang - Khu nghỉ dưỡng Ana Mandra (resort Ana Mandara) trên đường Trần Phú đã được tháo dỡ. Riêng phần đất của dự án hiện hữu sẽ được phục vụ công cộng. Sau khoảng thời gian chủ đầu tư tháo dỡ các công trình chắn biển, đến nay hiện trạng nơi đây trở nên thông thoáng.

Bờ biển dài vẫn phải nhập khẩu muối do không thực hiện đúng quyết định của Thủ tướng

Phan Anh - Kim Khánh |

Dù có đường bờ biển dài nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 500-600.000 tấn muối. Diện tích làm muối của nước ta cũng giảm nhanh chóng qua các năm.

Vì sao đại án Việt Á có 38 người bị đề nghị truy tố?

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong bản kết luận có nêu việc không xử lý với một số cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến đại án Việt Á, cũng như việc tách hồ sơ, để làm rõ tiếp các sai phạm.

Quản lý biên chế, giám sát số người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế, số lượng người làm việc tối đa trong đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 31.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Cải cách tiền lương gắn với sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Lương cơ sở của công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, cần tập trung vào cải cách tiền lương cùng với sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy.