Tránh xáo trộn khi sắp xếp, tinh gọn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

PHẠM ĐÔNG |

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải gắn tinh gọn đi kèm hiệu quả thực chất và tránh xáo trộn. Đồng thời, phải phát huy được sức mạnh của quy mô dân số, diện tích tự nhiên, nguồn lực của địa phương thì mới đáp ứng được mục tiêu sắp xếp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, hiệu lực thi hành từ ngày 19.7.2023.

Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025, dự kiến sắp xếp 33 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã (chưa tính số đơn vị thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu).

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khi tiến hành sắp xếp, số cán bộ lãnh đạo đơn vị hành chính cấp huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người. Tổng cộng khoảng 46.100 người.

Một trong những vấn đề khó khăn đã và đang đặt ra trong quá trình sáp nhập, tinh gọn là công tác bố trí, sắp xếp người dôi dư và hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính.

Theo nghị quyết, cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách cho người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế.

Sau khi nghị quyết ban hành, trao đổi với Lao Động, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, trước, trong và sau quá trình sáp nhập đơn vị hành chính, chính quyền các địa phương phải đối mặt với không ít bài toán, vấn đề đặt ra.

Trong đó vừa phải ổn định bộ máy công tác, vừa bảo đảm đời sống người dân và cán bộ, công chức, viên chức đối với những biến động không nhỏ trong cuộc sống, công việc.

Theo ông Dĩnh, công tác cán bộ sau sắp xếp vẫn là khó khăn, phức tạp nhất. Khi thực hiện cần sự phân loại cán bộ, bố trí cán bộ sau sắp xếp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước.

Ông Dĩnh cũng nhấn mạnh, cần quan tâm chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thay vì số lương. Khi đó, trường hợp có trình độ năng lực đáp ứng vị trí việc làm thì phải giữ chân. Còn với cán bộ dôi dư, không bố trí sau sắp xếp thì giải quyết theo chế độ như đã quy định.

Sau khi hoàn thành sắp xếp, ông Dĩnh cho rằng bộ máy hành chính phải phải phát huy được sức mạnh của quy mô dân số, diện tích tự nhiên đúng theo tiêu chí, phát huy nguồn lực của địa phương thì mới đáp ứng mục tiêu sắp xếp.

Tương tự, TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho rằng, tại một số địa phương, tuổi đời của phần lớn đội ngũ công chức còn trẻ, nhưng thời gian tiến hành sắp xếp ngắn, chế độ, chính sách chưa đủ để hỗ trợ cán bộ, công chức ổn định cuộc sống sau khi nghỉ việc và tìm công việc mới.

Ông Nguyễn Viết Chức lưu ý, cần tránh xáo trộn khi sắp xếp, tinh gọn đơn vị hành chính. Hiệu quả thực chất của việc sắp xếp không đơn thuần là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu cán bộ mà phải là hiệu quả của bộ máy chính quyền và chất lượng thụ hưởng của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn này.

Do vậy, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải gắn tinh gọn đi kèm hiệu quả thực chất.

Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp để chi các nhiệm vụ quy định.

Ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 20 tỉ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã kết thúc giai đoạn 2019-2021 với việc giảm 8 huyện và 561 xã, 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện.

Ở những nơi được sắp xếp, bộ máy tinh gọn hơn, biên chế cũng được tinh giản, đời sống người dân ổn định. Ngân sách Nhà nước giảm chi trên 2.000 tỉ đồng từ việc sắp xếp này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp từ 2023-2030

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết đã quy định rõ các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2030 và nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Chế độ, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau sắp xếp

ÁI VÂN |

Quy định về việc thực hiện chế độ chính sách đặc thù đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc phân bổ ngân sách theo đơn vị hành chính trong các trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng không cắt giảm ngay các chế độ, chính sách mà giữ ổn định như trước thời điểm sắp xếp.

Cần 1.323 tỉ đồng để sắp xếp 1.360 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

PHẠM ĐÔNG |

Theo số liệu báo cáo của 63 địa phương thì trong giai đoạn 2023-2025, dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và khoảng 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp với mức hỗ trợ 20 tỉ đồng/huyện và 0,5 tỉ đồng/xã.

Sầu riêng được giá nhưng nông dân vẫn cẩn trọng

TIẾN THOẠI - BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Hiện, giá thu mua sầu riêng đang ở mức khá cao khiến người nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vui mừng. Tuy nhiên, trước biến động của thị trường, bà con vẫn nên hết sức cẩn trọng, mua bán với giá cả hợp lý, tránh những rủi ro không đáng có.

71 cán bộ, giáo viên gửi tâm thư xin giảm nhẹ cho cựu Phó Chủ tịch Hà Nội

Việt Dũng |

71 người gồm giáo viên, cán bộ của trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) gửi "tâm thư" tới TAND Hà Nội xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Chử Xuân Dũng - cựu Phó Chủ tịch Hà Nội, bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu.

Nhiều đường đi bộ nhếch nhác, vắng bóng người qua lại tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau vài năm đưa vào sử dụng, những tuyến đường dành riêng cho người đi bộ rơi vào cảnh hoang tàn, nhếch nhác và ngập rác thải.

Tranh chấp chỗ đỗ xe ô tô tại Goldmark City tiếp tục căng thẳng

CAO NGUYÊN |

Tối qua (24.7), tại khu chung cư Goldmark City (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tình trạng tranh chấp liên quan đến khu vực đỗ xe lại nóng lên khi nhiều ô tô không được xuống hầm.

Hé lộ tạo hình và diễn xuất của bé An phim điện ảnh “Đất rừng Phương Nam”

DI PY |

Phim điện ảnh “Đất Rừng Phương Nam” đang thu hút sự chú ý của khán giả, trong đó nhân vật bé An do diễn viên nhí Hạo Khang thủ vai nhận được nhiều sự kì vọng. Theo tiết lộ của đoàn làm phim, Hạo Khang tham gia casting vai “Cò” nhưng lại bén duyên với vai diễn “linh hồn” của phim - bé An.

Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp từ 2023-2030

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết đã quy định rõ các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2030 và nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Chế độ, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau sắp xếp

ÁI VÂN |

Quy định về việc thực hiện chế độ chính sách đặc thù đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc phân bổ ngân sách theo đơn vị hành chính trong các trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng không cắt giảm ngay các chế độ, chính sách mà giữ ổn định như trước thời điểm sắp xếp.

Cần 1.323 tỉ đồng để sắp xếp 1.360 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

PHẠM ĐÔNG |

Theo số liệu báo cáo của 63 địa phương thì trong giai đoạn 2023-2025, dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và khoảng 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp với mức hỗ trợ 20 tỉ đồng/huyện và 0,5 tỉ đồng/xã.