Phá vỡ trì trệ, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cao Nguyên |

Hơn 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá ở mức độ thấp, đạt 133.890,16 tỉ đồng, bằng 29,02% kế hoạch Thủ tướng giao, giảm so với cùng kỳ 2020. Có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, để phục hồi và phát triển, dòng vốn đầu tư phải được khơi thông.

Nhiều dự án ách tắc

Thủ tướng và Chính phủ đã rất quyết liệt, sát sao, song tình trạng ách tắc, "không chịu tiêu tiền" ở các dự án đầu tư công vẫn diễn ra ở nhiều bộ ngành, địa phương, gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

Đặc biệt, khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 thì việc thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là điều kiện để tăng trưởng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 2020 đến nay, nhiều dự án đầu tư công vẫn còn chậm tiến độ, tỉ lệ các dự án phải điều chỉnh còn ở mức cao.

Cụ thể, 1.867 dự án chậm tiến độ, chiếm 2,6% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, trong đó nhóm A là 45 dự án, nhóm B là 529 dự án, nhóm C là 1.293 dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, các dự án chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí đầu tư, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Còn các dự án đầu tư phải điều chỉnh, đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư, một mặt gây rất nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 6.2021, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường có nêu vấn đề của sân bay Long Thành và đường cao tốc Bắc - Nam. Ông Cường cũng đề nghị, Chính phủ cần làm rõ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc tại các dự án.

Một dự án trọng điểm khác cũng đang gây xôn xao dư luận vì tiến độ “rùa bò”, đó là dự án cao tốc Bắc - Nam.

Theo đó, trong 7 dự án cao tốc Bắc - Nam đang thi công, chỉ có 2 dự án đáp ứng tiến độ, 1 dự án mới khởi công hồi tháng 5, 4 dự án còn lại chậm so với kế hoạch từ 0,5-2% gồm: Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Tại Quảng Nam, dự án hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị huyện Núi Thành được triển khai từ tháng 5.2020 và dự kiến đến cuối tháng 4.2021 hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay, quá trình thi công chậm trễ đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong thời gian dài bởi bụi bẩn và tiếng ồn.

Ngoài ra, một dự án đường bộ cấp bách khác do địa phương làm chủ đầu tư cũng đang chậm tiến độ là công trình đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương dài 6,2km.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12.2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30.6.2021. Tuy nhiên, đến nay, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng khối lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%.

Tìm cách phá vỡ sự trì trệ

Phân tích về lý do khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm không đạt kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: Do một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung.

Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương trong việc xử lý vướng mắc đầu tư công chưa hiệu quả, nhiều vướng mắc tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ, xử lý dứt điểm, trong đó nổi cộm là công tác giải phóng mặt bằng.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đầu tư công là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, số liệu về giải ngân vốn đầu tư công cho thấy, hạng mục quan trọng này đang bị tắc nghẽn.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được chỉ ra từ lâu như giải phóng mặt bằng, chính sách, con người, kế hoạch, dự án dàn trải, dịch COVID-19... Trong đó, nổi cộm là lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch.

Theo ông Hiếu, việc tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn nhiều bất cập. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Người đứng đầu một số bộ ngành, địa phương khi thiếu quyết liệt, có phần đùn đẩy, né tránh.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay, một trong những yếu tố quyết định tiến độ và hiệu quả của đầu tư công là tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.

Ông Cung nêu thực tế cùng một thể chế, cùng một chính sách như nhau, nhưng có những địa phương, có những ngành đã vượt qua được rào cản và khắc phục được những nguyên nhân về thể chế, khách quan, chủ quan… để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Từ đó, chuyên gia này cho rằng, cần rút ra bài học từ những địa phương, từ những ngành đã giải ngân tốt và đưa những kinh nghiệm đó, chuyển ngay những kinh nghiệm đó cho các địa phương khác.

“Ở đâu có vốn thì ở đấy phải triển khai thật nhanh, thật đúng tiến độ và giải ngân hết bởi vì mỗi một đồng vốn đầu tư công vào là tạo ra lợi ích rất nhiều cho nền kinh tế và chính lợi ích của địa phương, của ngành đó” - TS Nguyễn Đình Cung nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, để nâng cao năng lực hấp thu vốn trong nền kinh tế, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch, ngoài có tiền cần phải hoàn thiện khung khổ pháp luật. Và đặc biệt phải tạo điều kiện để cho người có quyền quyết định chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự mạo hiểm.

"Đội sổ" về tốc độ giải ngân

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 6.2021, có tới 37/50 bộ, ngành trung ương giải ngân dưới 20% vốn kế hoạch. Có 16/63 địa phương cũng trong tình trạng tương tự và thậm chí có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Dự kiến dành 2.870 nghìn tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỉ đồng.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động cần được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

VƯƠNG TRẦN |

Nêu thực tế các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân còn thiếu trầm trọng, đại biểu Nguyễn Đình Khang (đoàn Ninh Thuận) - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đề nghị Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, ông đề nghị các cơ quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Giải ngân vốn đầu tư công – không thể “thích” thì xin rồi "ngâm"

Vũ Long |

Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ góp phần quan trọng trong việc đạt các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Đắk Nông giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 20% trong 6 tháng

Bảo Lâm |

Đã 6 tháng trôi qua, thế nhưng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang rất chậm, chỉ mới đạt hơn 20%. Tỷ lệ giải ngân này đang thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Dự kiến dành 2.870 nghìn tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự kiến tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỉ đồng.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động cần được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

VƯƠNG TRẦN |

Nêu thực tế các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân còn thiếu trầm trọng, đại biểu Nguyễn Đình Khang (đoàn Ninh Thuận) - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đề nghị Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, ông đề nghị các cơ quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Giải ngân vốn đầu tư công – không thể “thích” thì xin rồi "ngâm"

Vũ Long |

Theo các chuyên gia kinh tế, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ góp phần quan trọng trong việc đạt các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Đắk Nông giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 20% trong 6 tháng

Bảo Lâm |

Đã 6 tháng trôi qua, thế nhưng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang rất chậm, chỉ mới đạt hơn 20%. Tỷ lệ giải ngân này đang thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.