Nhiều ĐBQH ủng hộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với ý kiến để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân. Phương án này phù hợp với chủ trương, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho đối tượng công nhân.

Ngày 29.8, tại Nhà Quốc hội, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân (khoản 3 Điều 78), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, vấn đề này còn có 2 loại ý kiến.

Trong đó, loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho công nhân thuê theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại văn bản số 7177/TLĐ-BQLDA.

Tuy nhiên, do đây là các dự án nhà ở xã hội cho công nhân để cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài nên cần bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực đầu tư và khả năng thu hồi vốn.

Đồng thời, cần chỉnh lý, bổ sung các quy định có liên quan của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các luật có liên quan để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và thực hiện việc cho thuê nhà ở xã hội này.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) như nội dung Chính phủ trình. Đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua chưa đủ độ “chín” để quy định trong luật.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) nhất trí với phương án 1 của cơ quan tiếp thu, giải trình đưa ra là tán thành với quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho công nhân thuê.

Theo ông Nam, phương án này phù hợp với chủ trương, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho đối tượng công nhân.

"Đối với hệ thống công đoàn các cấp là cơ quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, nên hơn ai hết họ nắm rõ nhu cầu về chỗ ở cho người lao động, nhất là những người lao động có thu nhập thấp hay hoàn cảnh khó khăn", ông Nam cho hay.

Khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ thực hiện dự án nhà ở xã hội để cho thuê, các dự án này sử dụng nguồn vốn là tài chính công đoàn, vận hành như đối với các nhà ở do nhà nước đầu tư.

"Tôi rất mong muốn các đại biểu Quốc hội ủng hộ để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư đối với nhà ở xã hội", ông Nam nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hoá) cũng tán thành với ý kiến giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân. Đồng thời cần có chủ trương khuyến khích các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận khác tham gia tích cực hơn vào việc phát triển nhà ở xã hội.

Theo đại biểu, cần có chính sách cụ thể để chấm dứt tình trạng mua nhà xã hội kiểu bốc thăm trúng thưởng trong thời gian vừa qua, cùng với đó là chính sách đồng bộ về giải quyết việc làm tại nông thôn để hạn chế tình trạng di dân về đô thị.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Phạm Đông

Còn đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) cho biết, vấn đề nhà ở xã hội nói chung và nhà ở xã hội cho công nhân lao động nói riêng rất khó khăn. Đặc biệt, với người lao động thu nhập thấp thì muốn có nhà ở, là điều không tưởng.

Theo bà Lam, tiền lương của người lao động chỉ đủ giải quyết cho cuộc sống tối thiểu. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn quan tâm chăm lo cho công nhân lao động dễ dàng, bà đề nghị đưa chủ thể tổ chức công đoàn lấy nguồn kinh phí tài chính của công đoàn để đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân.

Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ hỗ trợ những công nhân lao động khó khăn về vấn đề kinh tế dưới hình thức cho thuê, có thể 10 năm, 20 năm.

"Tôi nghĩ vấn đề chính sách chăm lo cho người lao động rất thiết thực. Cho nên, vấn đề để tổ chức công đoàn là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân rất thiết thực và từ đó có điều kiện chăm lo tốt hơn cho công nhân lao động", bà Lam nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư dự án nhà ở cho công nhân là rất cần thiết

PHẠM ĐÔNG |

Chiều qua (25.8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Hai loại ý kiến về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp để tạo sự thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Giám sát đối tượng được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu tập trung giám sát, phát hiện và tìm giải pháp cho những vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội ở tầm vĩ mô, góp phần “giải mã” thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Một doanh nghiệp xin chuyển gần 3.800 căn hộ thành nhà ở xã hội

Cao Nguyên - Lan Nhi |

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến về việc chuyển toàn bộ dự án khu nhà ở xã hội, tái định cư và nhà ở thương mại Him Lam Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) thành dự án nhà ở xã hội.

Khuyến khích tích tụ ruộng đất nhưng phải tránh đầu cơ đất nông nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến đất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết chúng ta đang khuyến khích về tích tụ ruộng đất, tuy nhiên phải tránh đầu cơ về đất nông nghiệp.

Bangkok là điểm đến nước ngoài khách Việt ưa chuộng nhất dịp 2.9

Chí Long |

Thủ đô Bangkok của Thái Lan dẫn đầu về lượng tìm kiếm địa điểm du lịch nước ngoài của du khách Việt trong nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay, theo Booking.com.

Bão Saola tăng tốc, sắp tiến thẳng vào Biển Đông

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, chiều nay 30.8, bão Saola tăng tốc lên 15km/h, di chuyển theo hướng tây tây bắc và đi thẳng vào Biển Đông trong 24 giờ tới.

Công ty Dana Home Land bội tín, hàng trăm người uất nghẹn kêu cứu

Nguyễn Trung Hiếu |

Báo Lao Động nhiều số trước đã phản ánh về việc người dân tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dana Home Land (công ty Dana Home Land) bội tín, chiếm dụng hàng trăm tỉ đồng của rất nhiều khách hàng mua nhà, đất dự án của công ty tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng. Các hợp đồng mua bán địa ốc này được trá hình dưới các hình thức hợp đồng đặt cọc, vay tiền…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư dự án nhà ở cho công nhân là rất cần thiết

PHẠM ĐÔNG |

Chiều qua (25.8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Hai loại ý kiến về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp để tạo sự thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Giám sát đối tượng được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu tập trung giám sát, phát hiện và tìm giải pháp cho những vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội ở tầm vĩ mô, góp phần “giải mã” thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.