Ngoại giao Hồ Chí Minh tỏa sáng tại Liên Hợp Quốc

Phạm Ngạc |

Việt Nam vượt qua những biến cố lịch sử đã thiết lập được mối quan hệ quốc tế tốt đẹp và vai trò xứng đáng tại Liên Hợp Quốc. Sớm được gắn bó với tổ chức quốc tế này, Đại sứ Phạm Ngạc - nguyên Vụ trưởng Vụ các tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao, Đại sứ tại Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy và Iceland - chia sẻ những trải nghiệm cá nhân trong mối quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc.

Nguyễn Ái Quốc, người khởi đầu mối quan hệ

Năm 1919, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) họp ở Versailles (Pháp), Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) thay mặt các nhân sĩ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường… gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền dân tộc tự quyết. Năm 1941, Người về chiến khu Việt Bắc, xây dựng lực lượng “đứng hẳn về phía Đồng minh chống Nhật” giành độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền 1789 của Pháp và đặt mục tiêu Độc lập Tự do Hạnh phúc cho Việt Nam. Đầu năm 1946, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp Khóa I ở London, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chào mừng và xin gia nhập Liên Hợp Quốc. (Cuối năm 1954 tôi và anh Trần Quang Cơ mới về Bộ Ngoại giao và đã thấy trong hồ sơ lưu trữ của Pháp để lại có văn thư đó). Ngoại giao Việt Nam may mắn đã được Hồ Chủ tịch đặt nền móng cho mối quan hệ quốc tế vững chắc và lành mạnh này.

Năm 1956, sau lớp tiếng Anh cấp tốc của Bộ Ngoại giao, tôi được cử sang Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh làm bản tin tiếng Anh và phiên dịch 6 năm rưỡi phục vụ các chuyến đi của Bác Hồ và các lãnh đạo khác của Việt Nam. Về nước, Bộ Ngoại giao lại cử tôi dịch tiếng Anh cho các đoàn nước ngoài và sau đó đi phục vụ tại Hội nghị Paris, dịch tiếng Anh và ghi biên bản các cuộc họp kín và công khai trong 5 năm đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, một thắng lợi chưa từng có nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay sau đó tôi lại được cử sang Geneva và New York phát triển ngoại giao Hồ Chí Minh tại các diễn đàn đa phương, thực hiện đường lối “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.

Thử thách tại Liên Hợp Quốc

Tháng 7 năm 1975, tôi được cử cùng các Đại sứ Nguyễn Văn Lưu (Miền Bắc) và Đinh Bá Thi (Miền Nam) sang New York lập cơ quan Quan sát viên tại Liên Hợp Quốc. Do sử dụng tiếng Anh, quen biết quan chức và bạn bè Mỹ từ Paris, tôi góp phần ổn định hoạt động của cơ quan. Nhưng Hội chứng Việt Nam còn nặng nề, binh sĩ Mỹ không dám mặc quân phục khi ra khỏi nơi đóng quân, cán bộ Việt Nam chỉ được đi lại trong bán kính 40km. Tại Hội đồng Bảo an, Mỹ 2 năm liền phủ quyết không kết nạp Việt Nam vào Liên Hợp Quốc trong khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã có nghị quyết trao trả độc lập cho hàng loạt các nước thuộc địa cũ. Năm 1977, Việt Nam mới được kết nạp vào Liên Hợp Quốc làm thành viên thứ 149, sau cả Djoubti - thuộc địa cuối cùng của Pháp. Dư luận đánh giá cao Việt Nam vào Liên Hợp Quốc “bằng cửa trước” và đã tham gia tích cực trong tất cả các hoạt động tại Đại hội đồng và 7 ủy ban.

Tuy vậy, quan hệ Mỹ-Xô-Trung diễn biến phức tạp. Khmer Đỏ tấn công biên giới Việt Nam và thực hiện chính sách diệt chủng ở trong nước. Cũng thời gian đó, Tanzania đưa quân sang Uganda lật đổ chế độ độc tài Amin Dada; Ấn Độ đưa quân vào Đông Pakistan, nhà nước Bangladesh ra đời, Liên Hợp Quốc hoan nghênh những nghĩa cử đó. Nhưng khi Việt Nam phải tự vệ, đánh đuổi Khmer Đỏ và chấm dứt chế độ diệt chủng thì Trung Quốc lại tấn công biên giới phía Bắc của Việt Nam và cùng Mỹ bao vây cấm vận và chống Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Trên mặt trận ngoại giao, nhất là tại Liên Hợp Quốc và Phong trào Không liên kết, Việt Nam đã kiên cường đấu tranh chống bao vây cấm vận và phát huy truyền thống ngoại giao Hồ Chí Minh. Tôi rất tự hào đã chứng kiến những sự kiện tỏa sáng của ngoại giao Việt Nam.

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, một nữ đại biểu Trung Quốc đã tự hào phát biểu: “Việt Nam phải biết rằng Thủ tướng Chu Ân Lai đã đến thắp hương tại đền Hai Bà Trưng ở Hà Nội”. Tôi đã công tác tại Bắc Kinh có dịp dịch giúp Thủ tướng Chu Ân Lai nói chuyện với Đại sứ Sri Lanka, nay nghe việc thắp hương tại đền Hai Bà Trưng mà càng thêm tự hào.

Mặc dù Điện Biên Phủ đã khởi đầu làm sụp đổ hệ thống thuộc địa Pháp trên toàn thế giới, nhưng nước Pháp tự hào là chủ nhà cho Hội nghị Paris mang lại hòa bình và thống nhất cho Việt Nam. Tổng thống rồi Thủ tướng Pháp đã lần lượt đến thăm Điện Biên Phủ để cải thiện quan hệ với Việt Nam.

Những người Mỹ có lý do để hận thù như tù binh Pete Peterson lại sang làm Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam. Tôi gặp ông Peterson trong Quốc khánh Na Uy, chuyển lời mời của lãnh đạo địa phương và ông đã đi thăm Quảng Nam Đà Nẵng - nơi Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain - phi công tù binh tại hồ Trúc Bạch - đã đi đầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Năm 1990, tôi đi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đến Quốc hội Mỹ và được Thượng Nghị sĩ John McCain đón tiếp nhiệt tình.

Ngoại giao Hồ Chí Minh tỏa sáng tại Liên Hợp Quốc

Liên tiếp trong hai thập kỷ qua Việt Nam đã được bầu 2 lần làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu kỷ lục. Phóng viên VTV phỏng vấn tôi và hỏi như vậy có “dày” quá không. Tôi trả lời “Việt Nam được bầu là do các nước khu vực nhất trí đề cử và các nước khu vực khác tín nhiệm cao để đóng góp cho hoạt động của Liên Hợp Quốc. Khi Việt Nam ứng cử lần đầu, Panama đã được 5 lần bầu vào Hội đồng Bảo an. Việt Nam trúng cử với số phiếu cao chưa từng có trong nhiệm kỳ thứ 2 vừa qua, hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, nhất là trong những tháng làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an”.

Ngoai giao Hồ Chí Minh đã sớm khởi đầu với Liên Hợp Quốc, vượt qua những thử thách khó khăn, góp phần cải thiện quan hệ quốc tế phức tạp. Ngôi nhà chung trái đất đầy thiên tai, dịch bệnh, nhưng loài người ngày càng văn minh và nhân đạo có thể phát triển một quan hệ quốc tế lành mạnh vì mỗi người chỉ sống một lần và phải có trách nhiệm chung.

Phạm Ngạc
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn đối ngoại đa phương của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Ngọc Vân |

Sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Hơn 8 năm qua, Việt Nam đã mở rộng hơn các lực lượng, kể cả về cá nhân và đơn vị, cũng như các hình thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu của Liên Hợp Quốc, khẳng định được hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trước bạn bè quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình còn thể hiện cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc.

Kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20.9.1977-20.9.2022): Khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hành trình 45 năm qua, in đậm những dấu ấn đóng góp nổi bật của Việt Nam cho hoạt động của Liên Hợp Quốc và cũng là để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cơ quan Liên Hợp Quốc bị cướp hơn nửa triệu tấn dầu

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cho biết hơn nửa triệu tấn dầu đã bị cướp từ nhà kho của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ở Mekelle, Ethiopia.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Dấu ấn đối ngoại đa phương của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người

Ngọc Vân |

Sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Hơn 8 năm qua, Việt Nam đã mở rộng hơn các lực lượng, kể cả về cá nhân và đơn vị, cũng như các hình thức tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu của Liên Hợp Quốc, khẳng định được hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trước bạn bè quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình còn thể hiện cam kết lâu dài của Việt Nam với Liên Hợp Quốc.

Kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20.9.1977-20.9.2022): Khẳng định vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Song Minh |

Ngày 20.9.1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ghi dấu ấn Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hành trình 45 năm qua, in đậm những dấu ấn đóng góp nổi bật của Việt Nam cho hoạt động của Liên Hợp Quốc và cũng là để Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Cơ quan Liên Hợp Quốc bị cướp hơn nửa triệu tấn dầu

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cho biết hơn nửa triệu tấn dầu đã bị cướp từ nhà kho của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ở Mekelle, Ethiopia.