Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội quyết định biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức để phù hợp với nhu cầu phát triển Thủ đô.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 135/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8.2023.

Trong đó, về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chính phủ đánh giá cao Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội, các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), giao Bộ Tư pháp tiếp tục chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các yêu cầu.

Trong đó, nội dung dự thảo Luật phải bám sát, thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng Luật Thủ đô là luật đặc thù, xác định rõ phạm vi của luật này và mối liên quan với các luật khác, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng, phát triển Thủ đô.

Đánh giá kỹ việc thi hành Luật Thủ đô năm 2012, xác định rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa, các quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, phát triển thủ đô các nước, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm về chính trị và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Hồ sơ dự án Luật phải thuyết minh rõ lý do kế thừa các quy định của Luật Thủ đô năm 2012; lý do sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp cần bãi bỏ hoặc cần ban hành mới. Nội dung thuyết minh cần phân tích kỹ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc kế thừa, sửa đổi, bổ sung từng quy định cụ thể.

Quy định của dự thảo Luật phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa cơ quan Trung ương và chính quyền của Hà Nội, giữa các cấp chính quyền của Hà Nội.

Nội dung phân cấp, phân quyền thể hiện trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước: tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, biên chế, quy hoạch, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, đầu tư, tài chính, xây dựng, nhà ở….

Đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, các biểu hiện vi phạm pháp luật khác; bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất về các vấn đề mang tính chuyên môn, chuyên ngành.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; bảo đảm và bảo vệ việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Thủ đô.

Cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo Luật phải vừa có tính tổng thể để Hà Nội có thể vận dụng theo yêu cầu phát triển chung, vừa có trọng tâm, trọng điểm để có chính sách đặc thù nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đồng thời phải có chính sách, cơ chế thu hút các nguồn lực xã hội phục vụ đầu tư phát triển hạ tầng gắn với phát triển các dịch vụ.

Nghiên cứu, quy định để Hà Nội chủ động huy động vốn, kể cả vốn vay, cơ chế, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, sử dụng nhân tài cho Thủ đô.

Về một số nội dung cụ thể, chỉnh lý các quy định về những vấn đề đã được Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho ý kiến, cụ thể:

Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức để phù hợp với nhu cầu phát triển Thủ đô.

Quy định niên hạn sử dụng chung cư (có thời hạn) gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị và chính sách nhà ở, mua, thuê, thuê mua.

Chính phủ phát hành trái phiếu cho Hà Nội để huy động nguồn lực thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của Thủ đô; Hà Nội có trách nhiệm trả lãi và nợ gốc.

Cơ chế pháp lý để thực hiện việc di dời các công trình, trường học, trụ sở cơ quan; xây dựng, quản lý khu công nghệ cao, làng văn hóa...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý 26 dự án chậm triển khai tại quận Thanh Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Với 26 dự án chậm triển khai tại quận Thanh Xuân, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tập trung hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, kiên quyết thu hồi các dự án không đủ điều kiện hoặc vi phạm quy định.

Hà Nội xem xét bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội xem xét chủ trương cải tạo Quốc lộ 6 và đầu tư tuyến nối đường trục phía Nam; điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Hà Nội chốt các quận, huyện phải xây dựng dự thảo sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Các địa phương của Hà Nội (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính.

Bến xe ở TPHCM đông nghịt khách, sân bay thông thoáng cận lễ 2.9

NHÓM PV |

Trong ngày 31.8, nhiều người dân ở TP Hồ Chí Minh đã đến Bến xe miền Tây, sân bay Tân Sơn Nhất để di chuyển về quê hoặc đi du lịch dịp lễ 2.9.

Tàn sát chim hoang dã ở Hà Nội: Chủ tịch xã hứa và đưa giải pháp

Thành Sơn |

Ông Nguyễn Văn Thêm - Chủ tịch UBND xã Bình Minh (huyện Thanh Oai- Hà Nội) cam kết sẽ quyết liệt xử lý, giám sát, không để tình trạng tàn sát chim hoang dã tiếp tục xảy ra trên địa bàn.

504 thành viên đoàn thể thao Việt Nam dự ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ dự kì Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) với 504 thành viên.

Nghề ngâm mình "xúc tiền lẻ" ven sông rạch miền Tây

Tạ Quang |

Cần Thơ - Theo chân nhóm người làm nghề xắn đất thùng (nghề lặn lấy đất thuê) ở vùng quê nghèo huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), mới tận thấy nỗi vất vả, cực nhọc của họ khi phải ngâm mình dưới sông, mương, kênh, rạch,… cả ngày để mưu sinh, bươn chải kiếm từng đồng về lo cho gia đình.

Gần 1/3 học sinh tốt nghiệp THCS ở Điện Biên mất cơ hội học THPT

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi các trường Trung học phổ thông (THPT) tại Điện Biên công bố danh sách vào lớp 10, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang vì con em mình không có cơ hội học tiếp THPT.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý 26 dự án chậm triển khai tại quận Thanh Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Với 26 dự án chậm triển khai tại quận Thanh Xuân, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tập trung hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, kiên quyết thu hồi các dự án không đủ điều kiện hoặc vi phạm quy định.

Hà Nội xem xét bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội xem xét chủ trương cải tạo Quốc lộ 6 và đầu tư tuyến nối đường trục phía Nam; điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Hà Nội chốt các quận, huyện phải xây dựng dự thảo sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Các địa phương của Hà Nội (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính.