Sửa Luật Thủ đô tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Hà Nội đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng.

Ngày 25.7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Quốc hội đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội và việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải được đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật. Việc quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô là rất cần thiết và có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, một lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý xử lý tốt mối quan hệ giữa việc áp dụng Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành sẽ được Quốc hội ban hành sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật. Trong đó, phải hết sức chú ý vấn đề áp dụng pháp luật.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Thắng/Quochoi.vn

Lưu ý Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là những đô thị đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải quy định các vấn đề liên quan đến quản trị đô thị đặc biệt, đồng thời thể chế hoá được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thủ đô.

Luật Thủ đô thực chất là một đạo luật về phân quyền để thực hiện hiệu quả nhất các yêu cầu quản trị, phát triển Thủ đô trên tất cả lĩnh vực huy động, quản lý, khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, xây dựng hệ thống chính trị Thủ đô...

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của cả nước. Phải xác định tư duy, quan điểm như vậy để Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đều phải tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện dự luật này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo đó, các quy định của Luật Thủ đô cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Thủ đô tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng...

Tán thành với ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội khi đề nghị bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo đó, nội dung và phạm vi điều chỉnh của Luật sửa đổi sẽ rộng hơn so với Luật hiện hành, quy định về: vị trí, vai trò của Thủ đô; tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các cơ chế đặc thù trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; cơ chế tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô; cơ chế, chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm.

Trên cơ sở thực tiễn, Chủ tịch Quốc hội gợi ý với những nội dung đã chín, đã rõ thì có thể đề xuất bổ sung vào dự án Luật, không nhất thiết "bó cứng" trong 9 nhóm chính sách này để pháp luật thực sự phản ánh đúng, trúng thực tiễn cuộc sống.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội dùng 11.646 tỉ nguồn cải cách tiền lương dư để chi cho phát triển

PHẠM ĐÔNG |

HĐND TP Hà Nội đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỉ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố để chi đầu tư phát triển. Đồng thời cho phép một số quận sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỉ đồng.

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng xã hội học tập

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản Đề án của Chính phủ về công tác xây dựng xã hội học tập, trong đó có nhiều chỉ tiêu cao hơn tỉ lệ chung của cả nước.

Bản tin công đoàn: Nghỉ việc ở thành phố có được nhận bảo hiểm thất nghiệp ở quê?

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nghỉ việc ở thành phố có được nhận bảo hiểm thất nghiệp ở quê?; Vụ ngừng việc tập thể đòi quyền lợi ở Hoà Bình: Công nhân đã trở lại làm việc; Mái ấm công đoàn ở thôn bản vùng sâu vùng xa tại Quảng Ninh...

Giá vàng đứng trước cơ hội vàng

Quý An |

Nền kinh tế Mỹ suy thoái càng sâu, giá vàng càng tăng cao.

Bão Doksuri vẫn cực nguy hiểm, tàn phá Philippines

Khánh Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Doksuri đã khiến ít nhất 6 người chết, hàng nghìn người phải sơ tán, gây thiệt hại nghiêm trọng ở miền bắc Philippines.

Chiêm ngưỡng hàng trăm gốc hoa hồng cổ ở Sa Pa

Phạm Quỳnh |

Lào Cai - Tại vườn hồng cổ Sa Pa, có trên 200 gốc hoa hồng từ 30 năm tuổi trở lên khoe sắc, toả hương quanh năm.

Chứng khoán kỳ vọng trở lại mốc đỉnh lịch sử sau khi vượt ngưỡng 1.200 điểm

Gia Miêu |

Xu hướng tăng điểm trung hạn của thị trường chứng khoán đã hình thành và được xác nhận với kỳ vọng trước mắt sẽ hướng tới khu vực 1.300 điểm.

Hà Nội dùng 11.646 tỉ nguồn cải cách tiền lương dư để chi cho phát triển

PHẠM ĐÔNG |

HĐND TP Hà Nội đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỉ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố để chi đầu tư phát triển. Đồng thời cho phép một số quận sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỉ đồng.

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Hà Nội sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng xã hội học tập

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội là địa phương hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản Đề án của Chính phủ về công tác xây dựng xã hội học tập, trong đó có nhiều chỉ tiêu cao hơn tỉ lệ chung của cả nước.