Ngân hàng phải đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp, tiếp tục hạ lãi suất cho vay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Chiều tối 6.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) về tình hình hoạt động của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp SME và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Kết luận buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước.

Các doanh nghiệp này đã tích cực tham gia phòng chống dịch COVID-19, cùng cả nước kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực, quan trọng.

Về những khó khăn trong tiếp cận vốn, lãi suất còn cao, Thủ tướng nêu rõ, ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, kịp thời hơn nữa.

Lắng nghe những trao đổi giữa ngân hàng và các doanh nghiệp tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, hai bên cần lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn, tôn trọng, có trách nhiệm với nhau, cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp hoàn cảnh, tình hình.

Đặc biệt, phải đặt mình vào địa vị của người khác; ngân hàng phải đặt mình vào vị trí các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đặt mình vào vị trí của các ngân hàng.

Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Đặc biệt là triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn thông qua tăng cung tiền, bảo đảm nhu cầu tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. Đồng thời, theo dõi việc triển khai Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ và Thông tư 03 về mua lại trái phiếu doanh nghiệp để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: VGP
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: VGP

Về thủ tục, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát để tiếp tục cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Về vấn đề vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khiêm tốn, chúng ta phải tìm cách cải thiện vấn đề này, các doanh nghiệp phối hợp, hợp tác với ngân hàng để nâng vốn.

Về vướng mắc pháp lý, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục rà soát, nội dung nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì báo cáo, đề xuất Quốc hội, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ làm, các nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành thì các bộ, ngành làm.

Chính phủ sẽ rà soát lại các quỹ, tiếp tục nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ về đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp và cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Liên quan các gói tín dụng ưu đãi, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng thúc đẩy gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, 10.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp gỗ và lâm sản.

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, triển khai các gói tín dụng để kích cầu tiêu dùng. Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các quy định để giao các dự án đầu tư hạ tầng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải chia sẻ, nắm bắt khó khăn, thường xuyên lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời đưa ra chính sách tháo gỡ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó cho doanh nghiệp, không để lời hứa là lời nói suông

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, có biện pháp, hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách kịp thời, thiết thực, hiệu quả, “không hứa suông”.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thực chất và hiệu quả

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 28.6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. TS Lê Hải Đường – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục tích cực, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (trong đó có việc doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm) để kịp thời tổng hợp, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin sáng: Tình tiết mới vụ công nhân nghỉ việc vì không được tăng thưởng tháng 13

NHÓM PV |

PODCAST Tin nhanh buổi sáng: Phát hiện hàng tấn nguyên liệu giả làm trà sữa; Tình tiết mới vụ hàng trăm công nhân nghỉ việc vì không được tăng thưởng tháng 13; Cầu Vĩnh Tuy được trải thảm nhựa, hoàn thiện để thông xe...

Nghi vấn huy động nhân sự trái luật tại nhiều dự án do FSI trúng thầu

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động đã phản ánh các dấu hiệu bất thường liên quan đến các gói thầu chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước (do Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI triển khai). Cùng vấn đề này, PV tiếp tục phát hiện thêm những bất thường liên quan đến việc điều động nhân sự giữa các dự án.

Điền cửu vạn: Tôi nuôi tóc dài, ăn mặc lôi thôi để tham gia "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

Mai Anh |

Tô Dũng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về Điền cửu vạn - vai diễn đặc biệt nhất từ trước đến giờ của nam diễn viên trong phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Hà Nội: Công viên độc đáo hoàn thiện 3 năm nhưng vẫn chặn mọi lối vào

KHÁNH AN |

Công viên Thiên văn học (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) dù đã hoàn thiện vào năm 2020 nhưng đến nay vẫn bị bỏ hoang, cỏ mọc quá đầu người.

Niềm vui của những người “làm công ăn lương” tại UBND phường

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Thông tin tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1.7 với người lao động trong khu vực Nhà nước vẫn tiếp tục nóng. Việc này không chỉ giúp người lao động có thêm thu nhập mà còn động viên, khích lệ họ tiếp tục gắn bó, cống hiến cho cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.

Gỡ khó cho doanh nghiệp, không để lời hứa là lời nói suông

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, có biện pháp, hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách kịp thời, thiết thực, hiệu quả, “không hứa suông”.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thực chất và hiệu quả

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 28.6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo “Pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. TS Lê Hải Đường – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục tích cực, chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (trong đó có việc doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm) để kịp thời tổng hợp, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.