Loạt vi phạm trong đầu tư công tại Bình Dương

Lam Duy |

Không những để tình trạng phân lô, bán nền trái phép tràn lan trên địa bàn, tỉnh Bình Dương còn bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt bất thường trong đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn đầu tư công.

Thông báo kết luận thanh tra của TTCP cách đây ít ngày đã gây nhiều chú ý khi chỉ ra hàng loạt bất thường trong công tác sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ ngày 1.1.2011 đến ngày 31.12.2019.

Tìm hiểu của Lao Động cho thấy, thực tế bản Kết luận Thanh tra 785 của Tổng TTCP được hoàn tất ngày 22.3.2023 nhưng động thái thông báo mới đây của TTCP là được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Văn bản 249 ngày 27.6.2023 và Văn bản 6974 ngày 11.9.2023 của Văn phòng Chính phủ.

Một nội dung gây nhiều chú ý trong Thông báo Kết luận Thanh tra 2181 ngày 28.9 là TTCP chỉ rõ tình trạng bố trí vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài tại tỉnh Bình Dương, vi phạm Luật Đầu tư công cũng như việc triển khai các dự án đầu tư công không nằm trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm diễn ra tại tỉnh này.

Theo TTCP, ngay trong công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư công, tỉnh Bình Dương thực hiện không đảm bảo thời hạn theo quy định tại Điều 58 Luật Đầu tư công và Điều 19 Nghị định 77/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Thời gian bố trí vốn để hoàn thành dự án trong kế hoạch vốn trung hạn vượt quá thời gian bố trí vốn tối đa theo quy định tại Nghị định 77.

“Cá biệt, tỉnh chủ trương và thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh dự án khi chưa có trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016- 2020, chưa có kế hoạch vốn hằng năm và không có trong quy hoạch ngành giao thông, vi phạm khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư công năm 2014” - TTCP nêu.

Đáng chú ý trong suốt giai đoạn từ năm 2016 - 2019, tiến độ giải ngân đạt khá thấp mà điển hình là trong năm 2019 giải ngân chỉ đạt 66,9% kế hoạch.

Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, thời gian thực hiện dự án kéo dài được chỉ ra là chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công năm 2014. Chưa kể hàng loạt dự án được phân bổ vốn trực tiếp từ nguồn vốn kết dư như Dự án nâng cấp đường ĐH 516 và Dự án nâng cấp đường ĐH 502 sử dụng vốn kết dư năm 2019; Cầu qua sông Thị Tính sử dụng vốn kết dư năm 2018, 2019, vi phạm quy định tại Điều 72 Luật Ngân sách năm 2015.

Cũng theo thông báo kết luận thanh tra của TTCP, chất lượng của công tác khảo sát chưa đảm bảo, dẫn đến quá trình thi công phải bổ sung thiết kế, làm phát sinh chi phí xây dựng.

Bên cạnh đó, công tác thiết kế còn nhiều hạn chế dẫn đến phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế nhiều lần trong quá trình thi công điển hình là Dự án Giao lộ ngã tư Phú Thứ khảo sát kém chất lượng nên phát sinh khối lượng làm tăng chi phí xây dựng sau thuế số tiền hơn 2,26 tỉ đồng.

Thậm chí, những hạn chế trong công tác lập, thẩm định thiết kế bản vẽ - dự toán với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương dẫn đến làm tăng dự toán với tổng số tiền lên tới hơn 29,7 tỉ đồng.

Những “chuyện lạ” trong đầu tư công tại tỉnh Bình Dương còn tiếp tục được TTCP chỉ ra khi tỉnh này cho khởi công công trình khi chưa có mặt bằng thi công, không đúng với các quy định tại Điều 12 và Điều 107 Luật Xây dựng năm 2014. “Một số dự án thực hiện không đảm bảo tiến độ, không có lý do khách quan, nhưng đều được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho gia hạn hợp đồng nhiều lần, không thực hiện chế tài phạt vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận trong hợp đồng” - TTCP cho hay.

Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành Bình Dương phải chịu trách nhiệm

Với những nội dung trên, thông báo kết luận thanh tra do Phó Tổng TTCP Đặng Công Huẩn ký tên chỉ rõ: “Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011 - 2019 chịu trách nhiệm chung trong chỉ đạo điều hành; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính đối với các vi phạm, thiếu sót nêu trên”.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

TPHCM góp mặt trong 5 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, việc đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Tuy nhiên, hiện nay còn 5 địa phương trên cả nước có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp là Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, TPHCM.

Giải ngân đầu tư công 9 tháng lần đầu tiên vượt 50% chỉ tiêu năm

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, số tiền tuyệt đối mà chúng ta giải ngân đầu tư công cao hơn năm ngoái là 110.000 tỉ đồng, đây là con số rất lớn, thực tế không hề thấp.

Nguyên nhân khiến chưa phân bổ hết 15.000 tỉ đồng vốn đầu tư công

Minh Ánh |

Theo Bộ Tài chính, hiện còn 21 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ là hơn 15.000 tỉ đồng, chiếm 2,18% kế hoạch.

Đồng Nai giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 27%

HÀ ANH CHIẾN |

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến hết tháng 8.2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 27%, so với mức trung bình của cả nước (hơn 42%) là rất thấp.

TPHCM tập trung kích cầu tiêu dùng, giải ngân đầu tư công

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau 9 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế TPHCM vẫn duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, thành phố đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất nhập khẩu, thu ngân sách giảm, giải ngân vốn đầu tư công thấp. Do đó, kích cầu tiêu dùng nội địa và giải ngân đầu tư công là hai trụ cột quan trọng thành phố cần tập trung trong những tháng cuối năm.

Thu ngân sách giảm, giải ngân vốn đầu tư công tại Ninh Bình gặp khó khăn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến đầu tháng 9.2023, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt trên 7,6 nghìn tỉ đồng, đạt 42,2% dự toán HĐND tỉnh Ninh Bình giao và chỉ bằng 67,2% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này đã ảnh hưởng đến việc bố trí, giải ngân nguồn vốn cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Nhậu vui với bạn bè ở gần nhà, người đàn ông bị tước bằng lái xe 23 tháng

Nhóm PV |

TPHCM - Tối 4.10, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an Quận 1 lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tài xế xe máy tại phường Tân Định (Quận 1). Ông N.M.C bị Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn với mức 0,469mg/lít khí thở, xử phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái xe 23 tháng.

Hiểm họa sạt lở tại vùng giáp ranh dự án của Công ty Trung Nguyên ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Người dân vùng giáp ranh dự án khu đô thị sinh thái văn hóa, cà phê Suối Xanh giai đoạn 2 do Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên) làm chủ đầu tư, đang lo lắng vì sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản.

TPHCM góp mặt trong 5 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, việc đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Tuy nhiên, hiện nay còn 5 địa phương trên cả nước có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp là Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, TPHCM.

Giải ngân đầu tư công 9 tháng lần đầu tiên vượt 50% chỉ tiêu năm

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, số tiền tuyệt đối mà chúng ta giải ngân đầu tư công cao hơn năm ngoái là 110.000 tỉ đồng, đây là con số rất lớn, thực tế không hề thấp.

Nguyên nhân khiến chưa phân bổ hết 15.000 tỉ đồng vốn đầu tư công

Minh Ánh |

Theo Bộ Tài chính, hiện còn 21 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ là hơn 15.000 tỉ đồng, chiếm 2,18% kế hoạch.

Đồng Nai giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 27%

HÀ ANH CHIẾN |

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến hết tháng 8.2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 27%, so với mức trung bình của cả nước (hơn 42%) là rất thấp.

TPHCM tập trung kích cầu tiêu dùng, giải ngân đầu tư công

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau 9 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế TPHCM vẫn duy trì đà tăng trưởng. Tuy nhiên, thành phố đối mặt với nhiều khó khăn khi xuất nhập khẩu, thu ngân sách giảm, giải ngân vốn đầu tư công thấp. Do đó, kích cầu tiêu dùng nội địa và giải ngân đầu tư công là hai trụ cột quan trọng thành phố cần tập trung trong những tháng cuối năm.

Thu ngân sách giảm, giải ngân vốn đầu tư công tại Ninh Bình gặp khó khăn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến đầu tháng 9.2023, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt trên 7,6 nghìn tỉ đồng, đạt 42,2% dự toán HĐND tỉnh Ninh Bình giao và chỉ bằng 67,2% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này đã ảnh hưởng đến việc bố trí, giải ngân nguồn vốn cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.