Loạt đột phá cải cách thể chế và hoàn thiện pháp luật năm 2023

Vân Trường |

Một khối lượng lớn công việc liên quan đến thể chế, hoàn thiện pháp luật được Chính phủ xem xét, cho ý kiến và quyết sách thời gian qua góp phần tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Khơi thông nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững

Ngày 20.9, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 9.2023.

Báo cáo cho thấy, công tác triển khai Đề án 06 trong tháng 8 đạt nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý, thực thi 19 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, đến nay các bộ, ngành thực hiện đơn giản hóa đối với 375/1.086 thủ tục hành chính (đạt tỉ lệ 34,5%, tăng 24 thủ tục so với tháng 8.2023).

Trong khi đó về hoạt động xây dựng pháp luật, các thống kê cho thấy chỉ trong 8 tháng đầu năm 2023, Chính phủ tổ chức 7 phiên họp chuyên đề, cho ý kiến đối với 34 nội dung. Trong đó có 11 đề nghị xây dựng luật; 14 dự án luật; đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, điều chỉnh Chương trình 2023; dự thảo nghị quyết và các nội dung khác.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến, quyết sách đối với một khối lượng lớn công việc liên quan đến thể chế.

Điều này đã cho thấy quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ trong triển khai đột phá chiến lược về thể chế. Nhờ đó, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà. Ảnh: Quốc hội

"Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; xử lý những vấn đề đã có quy định nhưng thực tiễn đã vượt qua; bổ sung, hoàn thiện, tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới đặt ra" - ông Phạm Văn Hoà đánh giá.

Quyết nghị nhiều nội dung liên quan các dự án Luật lớn

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đánh giá, trong các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Chính phủ đã cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, khó, phức tạp, cấp bách… để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

"Tại các cuộc họp chuyên đề về pháp luật trong 8 tháng đầu năm, Chính phủ đã quyết nghị nhiều nội dung liên quan đến các dự án Luật lớn, nội dung khó, có phạm vi điều chỉnh rộng và tác động lớn đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Căn cước, Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ...", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lấy ví dụ Nghị quyết cuộc họp chuyên đề tháng 8 vừa qua, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển nhanh, mạnh, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước; khắc phục những bất cập, khó khăn trong triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Anh Huy
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Anh Huy

“Các cuộc họp chuyên đề về xây dựng pháp luật đã góp phần tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật của Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo động lực, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều ngành, lĩnh vực”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói thêm.

Lấy người dân làm trung tâm trong quá trình xây dựng luật

PGS.TS Bùi Thị An - ĐBQH khoá XIII nhìn nhận, Chính phủ nhiệm kỳ này rất quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và hoàn thiện thể chế.

Bà An dẫn chứng, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 19 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; trình Quốc hội thông qua 35 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ đã ban hành hơn 400 văn bản quy phạm pháp luật.

“2 vấn đề quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước là thể chế và con người thì Chính phủ đều rất quan tâm” - PGS.TS Bùi Thị An nói.

Như Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4, Chính phủ đã quyết nghị về các nội dung các nội dung về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Bà Bùi Thị An, ĐBQH khoá XIII. Ảnh: Hải Nguyễn
Bà Bùi Thị An, ĐBQH khoá XIII. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đồng thời, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch sử dụng đất, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách về đất đai.

Bà An đánh giá, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, liên quan đến cuộc sống của toàn bộ người dân. Việc Chính phủ chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong quá trình hoàn thiện, dự thảo luật đã thể hiện được tinh thần “lấy người dân làm trung tâm trong việc xây dựng luật”.

Vân Trường
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công an đã kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử

Việt Dũng |

Bên cạnh hiệu quả của Đề án 06 khi thực thi đơn giản hoá các thủ tục hành chính, Bộ Công an thông tin, đến nay đã cấp hơn 83,7 triệu căn cước công dân gắn chip, kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử.

Nới lỏng thể chế để tạo đà cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Đức Mạnh |

Áp lực tăng trưởng kinh tế cuối năm nay rất lớn, do đó cần tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Trong đó bao gồm nới lỏng thể chế, xúc tiến thương mại...

Bộ Y tế thể chế hóa Nghị quyết 30, giải quyết vấn đề thiếu trang thiết bị

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, việc ban hành Thông tư số 14 nhằm thể chế hóa Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 4.3.2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Nghị quyết 18 là điểm tựa để hoàn thiện thể chế về đất đai

Cao Nguyên |

Sự ra đời của Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” được đánh giá là kịp thời, đúng lúc trước yêu cầu của thực tiễn đề ra. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan.

Cháy cửa hàng xe máy cửa bị bít kín, hàng chục xe bị thiêu rụi

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại phường Bình Hòa, thành phố Thuận An vừa xảy ra vụ cháy cửa hàng xe máy gây thiệt hại nặng.

Bắt đầu kiểm tra giấy phép kinh doanh của chung cư mini, nhà trọ

Cẩm Hà |

Hà Nội - Dự kiến đến trước ngày 30.10, UBND quận Thanh Xuân sẽ hoàn thành việc tổng kiểm tra các chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao.

Lợi nhuận sụt giảm, cổ phiếu Bánh kẹo Hải Hà (HHC) có diễn biến bất ngờ

Phương Anh |

Bánh kẹo Hải Hà báo lãi trước thuế nửa đầu năm 2023 đạt 18 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì, qua đó mới chỉ hoàn thành được 26% kế hoạch lợi nhuận năm.

Có bản quyền ASIAD 19, thành tích thể thao Việt Nam sẽ trọn vẹn hơn

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc, bước vào tranh tài tại ASIAD 19, mục tiêu giành từ 2-5 huy chương vàng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đài truyền hình nào tại Việt Nam sở hữu bản quyền ASIAD 19. Góc nhìn thể thao số 129 có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Phấn - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao về vấn đề này.

Bộ Công an đã kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử

Việt Dũng |

Bên cạnh hiệu quả của Đề án 06 khi thực thi đơn giản hoá các thủ tục hành chính, Bộ Công an thông tin, đến nay đã cấp hơn 83,7 triệu căn cước công dân gắn chip, kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử.

Nới lỏng thể chế để tạo đà cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Đức Mạnh |

Áp lực tăng trưởng kinh tế cuối năm nay rất lớn, do đó cần tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Trong đó bao gồm nới lỏng thể chế, xúc tiến thương mại...

Bộ Y tế thể chế hóa Nghị quyết 30, giải quyết vấn đề thiếu trang thiết bị

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, việc ban hành Thông tư số 14 nhằm thể chế hóa Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 4.3.2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Nghị quyết 18 là điểm tựa để hoàn thiện thể chế về đất đai

Cao Nguyên |

Sự ra đời của Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” được đánh giá là kịp thời, đúng lúc trước yêu cầu của thực tiễn đề ra. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan.