Làm rõ trách nhiệm việc chậm bố trí tái định cư cho hơn 47.000 hộ dân

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân đề nghị cho biết, nguyên nhân và trách nhiệm về việc chậm bố trí tái định cư cho 47.150 hộ dân vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai.

Tiến độ di dân với khu vực phòng chống thiên tai còn chậm

Chiều 6.11, tiếp tục kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành.

Đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), đại biểu Cao Thị Xuân (Đoàn Thanh Hóa) nhấn mạnh, tại Nghị quyết 134 của Quốc hội có yêu cầu Chính phủ xây dựng, triển khai đề án tổng thể về sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai.

Tại Quyết định 590 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025 bố trí ổn định cho 47.159 hộ vùng thiên tai. Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2022 mới bố trí ổn định được cho hơn 5.000 hộ.

So với mục tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, cả nước cần bố trí ổn định cho hơn 42.000 hộ vùng có nguy cơ thiên tai. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Đại biểu Xuân đề nghị, Bộ trưởng NNPTNT cho biết, nguyên nhân của sự chậm trễ trên, trách nhiệm thuộc về ai và nếu không thực hiện được mục tiêu bố trí cho 47.159 hộ này, việc chịu trách nhiệm trước Quốc hội sẽ như thế nào?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, Bộ được giao nhiệm vụ phục vụ di dân cho 2 nhóm đối tượng, trong đó có nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Bộ trưởng thừa nhận, tiến độ của việc di dân chậm vì việc này cần có sự phối hợp của Trung ương với địa phương. Khi đăng ký dự án tái định cư, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng địa phương không còn quỹ đất để di dời. Đây là vấn đề rất lớn.

Bên cạnh đó, việc bố trí tái định cư cũng rất khó khăn, bởi phải bố trí đất sản xuất cho bà con. Ngay cả dự án bố trí dân cư rồi nhưng không phát huy hiệu quả, bà con đến ở một thời gian, vì lý do sinh kế hoặc không phù hợp với tập quán, văn hóa nên bà con bỏ ra ngoài.

Do đó, Bộ đang đánh giá lại để làm việc với các địa phương, hình thành cộng đồng phát triển bền vững, có giải pháp thay thế, không để xây dựng công trình tái định cư rồi không phát huy hiệu quả.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng

Nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng lên 400.000-600.000 đồng

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) đặt câu hỏi, năm 2021, nhiều địa phương đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình các xã khu vực 2, khu vực 3, trong đó có tỉnh Bắc Kạn.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc thanh toán tiền nhân công khoán bảo vệ rừng năm 2021 vẫn chưa được thực hiện, với tỉnh Bắc Kạn là trên 28 tỉ đồng.

Đề nghị Bộ trưởng NNPTNT chỉ rõ nguyên nhân của việc chậm chi trả? Đến bao giờ người dân ở địa phương có rừng như tỉnh Bắc Kạn được chi trả tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng? Đại biểu cũng gửi nội dung chất vấn này tới Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Trả lời câu trên, Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, để thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ khoán rừng, cân đối giữa nhu cầu thực tế với ngân sách.

“Chúng ta đang áp dụng với định mức từ 300.000-400.000 đồng. Qua nhiều kỳ họp Quốc hội, các địa phương cũng đã phản ánh, định mức này còn thấp", Bộ trưởng Hoan nói.

Ông Hoan cho biết thêm, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đang sửa đổi Luật Lâm nghiệp, dự thảo một nghị định để nâng mức lên từ 400.000-600.000 đồng.

Về nhu cầu, theo định mức của Bộ phải vào khoảng từ 1,1 đến 1,3 triệu, tuy nhiên, cần phải cân đối từ nguồn lực chung. Bộ cũng chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ đề án phát huy giá trị đa dụng về sinh thái rừng, để tạo ra nhiều việc làm, sinh kế dưới tán rừng, chứ không chỉ duy nhất thuê bảo vệ rừng - Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

500 tài sản công đang bỏ không, gây lãng phí sau sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết có 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu Nghị quyết số 27

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc tinh giản biên chế vẫn còn mang tính cơ học và chủ yếu giảm từ số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu; việc cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Có trường hợp sợ trách nhiệm, né tránh, từ chối việc giám định, định giá

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.

Bộ trưởng Y tế nói về việc trả lại tiền cho bệnh nhân ra ngoài mua thuốc

Thùy Linh-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết liên quan đến cơ chế thanh toán tiền trực tiếp cho người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, hiện Bộ đã giao vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Rung chấn mạnh như động đất vì vụ nổ lớn làm 2 người bị thương nặng ở Hà Nội

Hiệp Phạm |

Liên quan đến vụ nổ lớn khiến 2 người bị thương nặng ở phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội), các nhân chứng cho biết, vụ nổ lớn làm rung chuyển nền đất, một số căn nhà giáp khu vực hiện trường bị ảnh hưởng, khiến đồ đạc bị xê dịch, hoặc rơi xuống nền nhà.

Thanh tra Sở Y tế TPHCM xử phạt nhiều bác sĩ vi phạm khám, chữa bệnh

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Chỉ trong một ngày, Thanh tra Sở Y tế TP đã liên tiếp xử phạt các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hoạt động khám, chữa bệnh và thẩm mĩ trên địa bàn.

Đình chỉ hoạt động trường mầm non nhét học sinh vào cốp xe khi đi dã ngoại

Khánh Linh |

Liên quan đến việc 11 trẻ nhỏ của trường Mầm non Vườn Trẻ Thơ (Đông Anh, Hà Nội) bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại, cơ quan chức năng cho biết, đã đình chỉ hoạt động của cơ sở này để tiến hành xác minh vụ việc.

Vì sao trạm y tế chưa thể khám chữa bệnh từ xa?

Thùy Linh - Ngô Cường |

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay chưa có căn cứ để triển khai khám chữa bệnh từ xa tại trạm y tế. Kết cấu giá dịch vụ y tế chưa có cấu phần chi phí công nghệ thông tin, nên nguồn lực để dành cho việc này còn rất hạn chế.

500 tài sản công đang bỏ không, gây lãng phí sau sắp xếp đơn vị hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết có 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu Nghị quyết số 27

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, việc tinh giản biên chế vẫn còn mang tính cơ học và chủ yếu giảm từ số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu; việc cải cách tiền lương chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Có trường hợp sợ trách nhiệm, né tránh, từ chối việc giám định, định giá

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.