Kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 14.8, Chính phủ ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân

Theo nghị quyết, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi tham mưu, đề xuất việc ban hành văn bản phải đúng thẩm quyền về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các tài liệu theo quy định và đảm bảo chất lượng của từng tài liệu. Không trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND, UBND ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.

Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự thảo văn bản và các tổ chức, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm thực tiễn bằng các hình thức phù hợp.

Rà soát đầy đủ, tăng cường đề xuất một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm hạn chế xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực do bộ, ngành, địa phương quản lý để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn.

Xác định rõ khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định pháp luật hay từ khâu tổ chức thi hành, từ đó xác định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.

Tăng cường kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung thuộc các lĩnh vực do bộ, cơ quan mình quản lý, kịp thời phát hiện các nội dung trái pháp luật và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trong công tác tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.

Nghiên cứu, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND ban hành.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người dân doanh nghiệp.

Xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản

Chính phủ yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi "tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp:

Chủ động báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định tại các văn bản của Đảng về những chính sách quan trọng, những định hướng lớn trong dự án, dự thảo văn bản.

Nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thông qua việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức.

Việc này nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, làm sai lệch chủ trương chính sách, nội dung văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật.

Ưu tiên, bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn tham gia quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu làm rõ để quy định cụ thể hơn về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần đảm bảo tinh thần công khai, minh bạch, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.

Không có lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong quá trình xây dựng pháp luật

Nhóm PV |

Phó Thủ tướng cho rằng, nếu tuân thủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng theo quy trình này rất khó xảy ra.

Nhà nguyên căn “đẻ” ra tiền, sinh viên thu nhập "khủng" nhờ cho thuê trọ

Tuyết Lan |

Tập trung nhiều người lao động và sinh viên nên nhu cầu thuê trọ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM luôn ở mức cao. Nhận thấy đây là thị trường kinh doanh tốt, nhiều sinh viên kiếm hàng chục triệu/tháng nhờ việc thuê nhà nguyên căn kinh doanh phòng trọ.

Thắng Rangers, Hải Phòng gặp Incheon United tranh vé dự AFC Champions League

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 4-1 trước Rangers của Hong Kong (Trung Quốc) giúp câu lạc bộ Hải Phòng giành quyền vào chơi trận play-off tranh vé dự AFC Champions League.

VinFast chính thức lên sàn chứng khoán Mỹ với vốn hoá 23 tỉ USD

Đức Mạnh |

Việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq được kỳ vọng hỗ trợ cho chiến lược toàn cầu của VinFast thông qua cơ hội tiếp cận thị trường vốn lớn.

Tin 20h: Đề xuất thay đổi cách tính lương hưu vì lo ngại cuộc sống về già

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.8: Thông tin mới nhất về vụ bắt cóc trẻ em tại Hà Nội; Định danh biển số: Còn bỡ ngỡ nhưng về sau sẽ thuận tiện; Đề xuất thay đổi cách tính lương hưu vì lo ngại cuộc sống về già...

Vụ bắt cóc ở Hà Nội: Đối tượng dọa "thích tiền hay thích con" để đòi 15 tỉ

Hoài Luân - Tô Thế |

Liên quan đến vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi tại khu đô thị thuộc phường Việt Hưng (quận Long Biên) để tống tiền, Công an TP Hà Nội cho biết, đối tượng gây án dọa "thích tiền hay thích con" để ép gia đình bé trai giao 15 tỉ chuộc con.

Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu làm rõ để quy định cụ thể hơn về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần đảm bảo tinh thần công khai, minh bạch, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật.

Không có lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong quá trình xây dựng pháp luật

Nhóm PV |

Phó Thủ tướng cho rằng, nếu tuân thủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng theo quy trình này rất khó xảy ra.