“Giành” lại vỉa hè tại quận 1, TPHCM: Lại bị tái lấn chiếm

TRƯỜNG SƠN |

Quận 1 là quận tiên phong của TPHCM trong chiến dịch “giành” lại vỉa hè. Sau 5 tháng ra quân rầm rộ, 86% các tuyến đường trên địa bàn quận đã được thông thoáng, hàng loạt các chướng ngại vật, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè bị xử lý. Những tưởng ước mơ biến quận 1 thành một “Singapore thu nhỏ” sẽ sớm thành hiện thực như mong muốn của người dân...

Song chỉ sau một thời gian ngắn vắng bóng đoàn kiểm tra liên ngành, vỉa hè trên nhiều tuyến phố lại bị tái lấn chiếm và trở thành “bài toán khó” cho quận 1.

Đâu lại vào đấy

Từ giữa tháng 1.2017, quận 1 bắt đầu chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ và chấn chỉnh xử lý các vi phạm trật tự đô thị. Theo UBND quận 1, sau hơn 5 tháng ra quân quyết liệt, 116/134 tuyến đường trên địa bàn đã thông thoáng trở lại, ý thức chấp hành của người dân về vấn đề này đã được nâng cao đáng kể.

Tuy nhiên, từ khi UBND quận giao lại cho các phường tự thực hiện theo chức năng, thì tình trạng tái lấn chiếm diễn ra trên hàng loạt tuyến đường. Cụ thể, theo ghi nhận của PV, hiện nay tình trạng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi đậu xe, buôn bán, để hàng hóa, bàn ghế quán ăn vẫn còn xảy ra ở nhiều tuyến đường như: Hoàng Sa, Bà Lê Chân, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện, Nguyễn Thái Bình, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Học, Đề Thám, Cô Giang, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Tôn Đức Thắng…

Với tình trạng vỉa hè đang bị tái lấn chiếm hiện nay, khiến dư luận đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chiến dịch ra quân rầm rộ vừa qua của quận 1. Ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 - thừa nhận, tình trạng vỉa hè của rất nhiều tuyến đường bị tái lấn chiếm để kinh doanh buôn bán, tình trạng đậu xe trái quy định, chạy xe máy lên vỉa hè vẫn diễn ra. Nguyên nhân được chỉ ra là tại một số phường, các tổ công tác vẫn còn lúng túng. Quá trình xử lý tại hiện trường có lúc, có việc chưa thấu tình đạt lý, tạo dư luận về cách xử lý còn cứng nhắc, thiếu tính thuyết phục...

Sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp

Ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 - cho biết, trong giai đoạn 2 của việc lập lại trật tự đô thị trên địa bàn sắp tới, ngoài việc duy trì kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm thì quận sẽ tập trung vào giải pháp tăng cường vận động, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm yếu tố quyết định. Theo đó, bên cạnh việc bố trí nơi buôn bán hàng rong ở công viên Bách Tùng Diệp và đường Nguyễn Văn Chiêm, quận cũng đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ ở đường Bùi Viện.

Mặt khác, UBND quận đã đồng ý cho các phường thí điểm việc bố trí các hộ buôn bán có hộ khẩu tại quận 1 trên các tuyến đường có vỉa hè rộng theo giờ để giải quyết được bài toán mưu sinh của người dân, vừa đảm bảo được trật tự lòng, lề đường.

Đối với những hộ buôn bán hàng rong không có hộ khẩu tại quận 1 thì quận gửi thông báo về các địa phương nơi họ cư trú để tìm các biện pháp hỗ trợ. Còn các lao động nghèo bám vỉa hè để mưu sinh, quận đã tổ chức nhiều phiên chợ việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, bảo lãnh tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra như túi giấy, sản phẩm thêu thùa... để họ có thu nhập tương xứng. Sau khi xóa sổ các bãi giữ xe trái phép gây bức xúc dư luận, quận đã rà soát, chấn chỉnh công tác cấp giấy phép sử dụng vỉa hè...

Về công tác kiểm tra, xử lý, theo ông Trần Thế Thuận, quận 1 sẽ tổ chức 2 tổ kiểm tra công vụ (do các lãnh đạo quận chủ trì) tập trung kiểm tra 116 tuyến đường đã thông thoáng. Không chỉ kiểm tra việc tái lấn chiếm của người dân, 2 tổ này sẽ kiểm tra luôn cả công tác vận động của các phường, việc tổ chức lao động, buôn bán của người dân; trách nhiệm của phường trong vấn đề này và những công tác có liên quan trong yếu tố pháp lý để xử lý các vụ việc xảy ra.

Bên cạnh đó, Đoàn công tác liên ngành của quận vẫn được duy trì, do Chủ tịch UBND quận trực tiếp chỉ đạo để giải quyết các vụ việc theo đề xuất của các phường hoặc những tuyến đường hiện còn bị lấn chiếm, tái lấn chiếm mà sức của phường không làm được.

Nhiều ý kiến cho rằng, với giải pháp ra quân rầm rộ, kiểm tra, xử lý lấn chiếm vỉa hè của quận 1 cũng như các quận khác vừa qua chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, không bền vũng. Phải nhìn thấy, hiện nay nhu cầu của người dân là có thực, do vậy việc cần làm là thành phố sớm triển khai ngay việc quy hoạch, sắp xếp lại các tuyến đường và cho người dân thuê lại một phần đối với những vỉa hè rộng, để họ đậu xe tự quản trước nhà, buôn bán hàng hóa. Sau khi đã sắp xếp rồi mà người dân vẫn cố tình lấn chiếm vượt phần cho thuê thì kiên quyết xử lý nghiêm.

Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cũng cho rằng, quan điểm của thành phố là không bao giờ lấy chuyện thu phí vỉa hè làm mục tiêu thu đạt ngân sách, mà vỉa hè phải trả cho mục đích giao thông. Do đó, thành phố sẽ hạn chế tối đa việc thu phí vỉa hè. Cụ thể, những nhà mặt tiền, vỉa hè rộng hơn 3m mà để một hàng xe thì cho để xe và không thu phí. Những nơi nào có thu tiền thì mình mới thu. Ví dụ đường hoa Nguyễn Huệ khi tổ chức lễ hội, tổ chức giữ xe trên vỉa hè có thu tiền thì thành phố thu phí.

Tại cuộc họp sơ kết 5 tháng chấn chỉnh trật tự đô thị tại quận 1 ngày 14.6, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM - cho rằng, việc lập lại trật tự lòng lề đường đòi hỏi phải có lộ trình, phải có giải pháp đồng bộ, không phải một ngày một bữa là có thể làm được.

Sắp tới, bên cạnh các giải pháp phải tăng cường xử lý mạnh tay với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cố tình vi phạm, nhất là các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh sau khi đã được nhắc nhở; quận 1 phải tìm những giải pháp căn cơ, chia sẻ với những khó khăn của người dân mưu sinh trên các tuyến vỉa hè.

TRƯỜNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Ông Đoàn Ngọc Hải sẽ tiếp tục tham gia xử lý vỉa hè

Trường Sơn |

Ngày 14.6, tại Hội nghị sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận 1 trong 5 tháng đầu năm 2017, ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 -TPHCM - cho biết, sắp tới quận sẽ tổ chức 2 tổ kiểm tra công vụ về thực hiện công tác kiểm tra trật tự đô thị trên địa bàn 10 phường.

Vỉa hè Hà Nội như thế nào sau nhắc nhở của Thủ tướng?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung hôm 11.6 đã đề cập đến lời nhắc nhở của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc có tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng vỉa hè sau 3 tháng rầm rộ "giải cứu", hôm nay 12.6, phóng viên báo Lao Động ghi nhận tại một số tuyến phố trung tâm của Hà Nội.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Nữ công nhân 14 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình: "Chồng con tôi đã quen"

Bảo Hân |

Do đặc thù công việc hoặc hoàn cảnh riêng, nhiều người lao động đã đi làm ngay từ mồng 1 Tết - ngày mà nhiều người cùng gia đình đi chúc Tết người thân, họ hàng, bạn bè.

TPHCM: Ông Đoàn Ngọc Hải sẽ tiếp tục tham gia xử lý vỉa hè

Trường Sơn |

Ngày 14.6, tại Hội nghị sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận 1 trong 5 tháng đầu năm 2017, ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND quận 1 -TPHCM - cho biết, sắp tới quận sẽ tổ chức 2 tổ kiểm tra công vụ về thực hiện công tác kiểm tra trật tự đô thị trên địa bàn 10 phường.

Vỉa hè Hà Nội như thế nào sau nhắc nhở của Thủ tướng?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung hôm 11.6 đã đề cập đến lời nhắc nhở của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc có tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng vỉa hè sau 3 tháng rầm rộ "giải cứu", hôm nay 12.6, phóng viên báo Lao Động ghi nhận tại một số tuyến phố trung tâm của Hà Nội.