Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải chỉ rõ trách nhiệm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các đánh giá về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải được định lượng cụ thể, chỉ rõ đâu là tồn tại, hạn chế và đâu là vi phạm, sai phạm, trách nhiệm cụ thể như thế nào, từ đó xác định đúng, trúng những việc phải làm sau chuyên đề giám sát.

Sáng 14.6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Đoàn giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".

Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Phó trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Cùng dự có đại diện Thường trực một số cơ quan của Quốc hội và lãnh đạo các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư;  Nội vụ; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Kiểm toán Nhà nước...

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” là một trong 4 chuyên đề được Quốc hội lựa chọn giám sát trong năm 2023 và giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.

Theo chương trình, kết quả chuyên đề giám sát này sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8 tới.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, với sự chỉ đạo sát sao của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Đoàn giám sát đã triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề giám sát này, thực hiện khối lượng công việc rất lớn, rất công phu với chất liệu giám sát đến thời điểm này rất dày dặn.

Đoàn giám sát đã xây dựng 13 báo cáo chuyên đề rất công phu, trong đó có 3 chuyên đề được xây dựng thêm trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, dư luận xã hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội, của cử tri, nhân dân. Đây là điểm mới so với các đoàn giám sát trước đây, phục vụ trực tiếp cho mục tiêu của chuyên đề giám sát.

Lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã rất nghiêm túc và trách nhiệm trong chuyên đề này. 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, 48 HĐND cấp tỉnh đã triển khai chuyên đề giám sát và báo cáo kết quả cho đoàn giám sát.

Trên cơ sở dữ liệu giám sát và các ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đoàn giám sát tiếp tục rà soát, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát và dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Trong đó, cần tiếp tục chắt lọc các nội dung đưa vào dự thảo Nghị quyết giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kết luận giám sát cũng như giám sát việc thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các đánh giá về kết quả thực hiện, các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải được định lượng cụ thể hơn, chỉ rõ đâu là tồn tại, hạn chế và đâu là vi phạm, sai phạm, trách nhiệm cụ thể như thế nào, từ đó xác định đúng, trúng những việc phải làm sau chuyên đề giám sát này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói về thông tin 79% sách giáo khoa được in trước đấu thầu

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, số lượng in 79% trong báo cáo của Bộ GDĐT là số liệu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để lựa chọn nhà thầu, không phải con số sách giáo khoa đã in trước khi đấu thầu.

Đại biểu Quốc hội đề xuất quy định giá trần, giá sàn sách giáo khoa

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nêu ý kiến khi góp ý xây dựng dự thảo Luật Giá sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề xuất Chính phủ quy định khung giá sách giáo khoa gồm giá tối thiểu và tối đa như với các mặt hàng được Nhà nước định giá.

Đề nghị có giải pháp hỗ trợ bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước

PHẠM ĐÔNG |

Quận Đống Đa, Hà Nội đề nghị, cần có giải pháp hỗ trợ về bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước; có chính sách cải thiện về lương của nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Cháy giả định trong trung tâm thương mại, người dân đu dây rời hiện trường

Thế Kỷ |

Hà Nội - Tình huống giả định cháy gian hàng bán quần áo tầng 1 trung tâm thương mại, sau đó nhiều tiếng nổ lớn nghi do nổ hỗn hợp khí gas từ khu vực các nhà hàng ăn uống. Đám cháy phát sinh nhiều khói, khí độc...

Rác đại dương ngập tràn bãi tắm Vũng Tàu, gây khó cho người dân tắm biển

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Hàng trăm tấn rác trôi nổi trên biển tràn vào các bãi tắm gây khó cho du khách, người dân địa phương khi tắm biển.

Tự động gia hạn đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ có thể đóng sau

Xuyên Đông |

Thời gian qua, nhiều phương tiện được tự động gia hạn đăng kiểm. Tuy nhiên, không ít người lo lắng chưa đóng phí bảo trì đường bộ có bị xử phạt hay không?

Tổng cục Thuế lên tiếng về phản ánh ngành thuế đang gây khó doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Ngày 15.6, đại diện Tổng cục Thuế đã lên tiếng trước một số thông tin cho rằng ngành thuế đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác hoàn thuế.

Chính thức thông tin nguyên nhân sự cố rơi gối cầu của tuyến Metro số 1

Phương Ngân |

TP Hồ Chí Minh - Sự việc rơi gối cầu của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), xảy ra vào tháng 10.2020, nhưng đến nay, đây Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) mới thông tin chính thức về nguyên nhân vụ việc.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói về thông tin 79% sách giáo khoa được in trước đấu thầu

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, số lượng in 79% trong báo cáo của Bộ GDĐT là số liệu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để lựa chọn nhà thầu, không phải con số sách giáo khoa đã in trước khi đấu thầu.

Đại biểu Quốc hội đề xuất quy định giá trần, giá sàn sách giáo khoa

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nêu ý kiến khi góp ý xây dựng dự thảo Luật Giá sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề xuất Chính phủ quy định khung giá sách giáo khoa gồm giá tối thiểu và tối đa như với các mặt hàng được Nhà nước định giá.

Đề nghị có giải pháp hỗ trợ bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước

PHẠM ĐÔNG |

Quận Đống Đa, Hà Nội đề nghị, cần có giải pháp hỗ trợ về bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước; có chính sách cải thiện về lương của nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.