Đại biểu Quốc hội đề xuất quy định giá trần, giá sàn sách giáo khoa

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Nêu ý kiến khi góp ý xây dựng dự thảo Luật Giá sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề xuất Chính phủ quy định khung giá sách giáo khoa gồm giá tối thiểu và tối đa như với các mặt hàng được Nhà nước định giá.

Chiều 23.5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết, trước đây khi trao đổi về giá sách giáo khoa đã nêu lên một thực tế là việc mua sách giáo khoa trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh, học sinh. 

Nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bao giờ cũng bán kèm sách giáo khoa với một số lượng sách tham khảo rất lớn.

Đại biểu Kim Thúy hoan nghênh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu ý kiến của đại biểu để ban hành chỉ thị yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng gói chung sách giáo khoa và sách tham khảo để buộc học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào, và qua theo dõi thực tế, đến nay, cơ bản chỉ thị đã được thực hiện nghiêm túc.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, tại kỳ họp thứ 4, trong phiên thảo luận ở hội trường đã đề nghị Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá sách giáo khoa dưới hình thức khung giá bao gồm giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này để xem xét thông qua, dự thảo không phản ánh ý kiến tiếp thu. Ban soạn thảo cũng không có giải trình ý kiến này.

"Bây giờ trong tư duy chúng ta luôn nghĩ làm thế nào để giá không cao, nhưng chúng ta chưa nghĩ làm thế nào để ngăn chặn giá quá thấp. Bởi khi các doanh nghiệp tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì sẽ dùng biện pháp hoặc thủ đoạn để đại hạ giá nhằm đánh bật đối thủ khác, tạo lợi nhuận độc quyền", ông Phớc nói và cho biết sẽ tiếp thu ý kiến bà Thúy.

Tuy nhiên, trong dự thảo mới nhất trình Quốc hội tại kỳ họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá sách giáo khoa tối đa, nhưng không đề cập giá tối thiểu. "Nếu luật không quy định giá tối thiểu thì những lo ngại của Bộ trưởng sẽ thành hiện thực", bà Thúy nói.

Giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sau khi báo cáo Ủy ban Tài chính Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đều đồng thuận không quy định giá sàn sách giáo khoa, chỉ quy định giá trần, "để đảm bảo quyền lợi của người mua sách là học sinh, phụ huynh".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 thể hiện quan điểm khác với Nghị quyết 88 của Quốc hội năm 2014 khi không trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các trường học mà do UBND cấp tỉnh chọn. Điều này khiến bà băn khoăn "quy định nào dễ bị lợi dụng để thực hiện lợi ích nhóm hơn".

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị, nếu Quốc hội khóa 15 thấy chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa mà Quốc hội khóa 13 nêu ra có nhiều bất cập thì nên sửa hoặc chấm dứt thực hiện. Nếu tiếp tục, Quốc hội nên bổ sung các quy định trong Luật Giá để đảm bảo thống nhất về chủ trương.

"Không nên để cơ quan lập pháp ban hành quy định ngược chiều nhau, một đằng thì khuyến khích xã hội hóa, một đằng thì tạo sơ hở cạnh tranh không lành mạnh gây hạn chế, thậm chí xóa bỏ xã hội hóa sách giáo khoa", đại biểu Kim Thúy nêu quan điểm và đề nghị ban soạn thảo giải trình rõ những băn khoăn nêu trên.

Theo quy định tại Luật Giá năm 2012, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính. Trong khi đó, sách giáo khoa thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là người dân vùng khó khăn.

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV hồi tháng 6.2022, sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật Giá.

Trong thời gian chờ đợi sửa luật, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Bỏ hay giữ giá trần, giá sàn vé máy bay?

NHÓM PV |

Có ý kiến nhận định: Bỏ giá trần, giá sàn đối với vé máy bay cũng sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải; song cũng có ý kiến cho rằng giữ giá trần vé máy bay để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhất là của nhiều đối tượng có thu nhập thấp.

Đề xuất thịt lợn là hàng bình ổn giá

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 10 mặt hàng, trong đó có xăng, dầu thành phẩm; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; thịt lợn...

Đề nghị có giải pháp hỗ trợ bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước

PHẠM ĐÔNG |

Quận Đống Đa, Hà Nội đề nghị, cần có giải pháp hỗ trợ về bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước; có chính sách cải thiện về lương của nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đăng ký ngành "hot" của Học viện Nông nghiệp cần lưu ý điều gì?

Trang Hà |

Thời điểm này, bên cạnh việc căng mình ôn luyện, nhiều sĩ tử đang dành thời gian tìm hiểu ngành nghề để đăng ký xét tuyển đại học. GS.TS Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã gợi ý một số ngành nhận được sự quan tâm của người học và các đơn vị tuyển dụng.

Điểm mặt loạt căn hộ chung cư Hà Nội có giá dưới 2 tỉ đồng

ANH HUY |

Trong khi nhiều dự án chung cư ở Hà Nội đang mở bán có giá cao thì việc tìm kiếm căn hộ đã qua sử dụng được cho là giải pháp phù hợp cho nhiều người có tài chính dưới 2 tỉ đồng.

Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ hé lộ điều nuối tiếc lớn nhất cuộc đời

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng" của Báo Lao động, cựu cầu thủ tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam Kim Huệ đã chia sẻ về điều tiếc nuối nhất cuộc đời của cô.

Cần chế tài phù hợp khi TPHCM áp dụng tiêu chuẩn du lịch ASEAN

Thanh Chân |

Việc áp dụng tiêu chuẩn du lịch ASEAN giúp đảm bảo các hoạt động du lịch của TP Hồ Chí Minh được thực hiện một cách bền vững và nâng tầm hội nhập quốc tế.

PODCAST: Khi người trẻ đứng trước ngã rẽ chọn tình yêu hay sự nghiệp

Hoàng Hà - Hoàng Minh |

Lựa chọn giữa tình yêu và sự nghiệp là vấn đề trăn trở của nhiều người trẻ, bởi không phải ai cũng có thể vừa có một tình yêu bền vững và một sự nghiệp thành công. Dù xuất phát từ nguyên do nào, việc lựa chọn cách sống, phát triển phù hợp với bản thân vẫn sẽ là quyết định của bản thân mỗi người miễn sao phù hợp và cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Một sự nghiệp vững chãi, một tình yêu hạnh phúc sẽ một đích đến mà bất cứ ai cũng cần ngừng cố gắng mỗi ngày để đạt được.

Bỏ hay giữ giá trần, giá sàn vé máy bay?

NHÓM PV |

Có ý kiến nhận định: Bỏ giá trần, giá sàn đối với vé máy bay cũng sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải; song cũng có ý kiến cho rằng giữ giá trần vé máy bay để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhất là của nhiều đối tượng có thu nhập thấp.

Đề xuất thịt lợn là hàng bình ổn giá

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 10 mặt hàng, trong đó có xăng, dầu thành phẩm; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; thịt lợn...

Đề nghị có giải pháp hỗ trợ bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước

PHẠM ĐÔNG |

Quận Đống Đa, Hà Nội đề nghị, cần có giải pháp hỗ trợ về bù giá sách giáo khoa cho học sinh cả nước; có chính sách cải thiện về lương của nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân.