Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chiều 17.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát.

Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mục tiêu giai đoạn 2021-2025, đến nay đã có 2 tiêu chí vượt mục tiêu là tiêu chí số 14 về Giáo dục và đào tạo, tiêu chí số 16 về Văn hóa và 8 tiêu chí được đánh giá gần đạt được mục tiêu.

Về giải ngân vốn, đến hết tháng 6.2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân đạt khoảng 88%; vốn thực hiện năm 2023 đạt khoảng 34,3%, cao nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2023, theo báo cáo đánh giá, chương trình sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Ước tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, (giảm 1,1%); Tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%).

Dự kiến cuối năm 2023, thêm 9 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu 30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo theo chỉ tiêu giao đến năm 2025.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH

Về các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc vẫn khá tích cực, tỉ lệ nghèo giảm 3,4% (đạt và vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao).

Đoàn giám sát đánh giá chung, việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã có tác động, góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm (quý II/2022 mới giao) chưa có cơ chế giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện…, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, thiếu cơ sở thực tiễn...

Đoàn giám sát đề nghị thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình.

Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các Chương trình ở các cấp, các ngành; có biện pháp phòng ngừa, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện các chương trình.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Nghĩa Đức/QH
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Nghĩa Đức/QH

Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội mong muốn Nghị quyết giám sát thực sự có những kiến nghị, đề xuất đúng và trúng để thúc đẩy thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong đó tập trung vào mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã có của các chương trình; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các nguồn lực nói chung trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

“Cũng cần làm rõ vì sao chậm, vì sao vướng mắc, điểm nghẽn ở đâu và tháo gỡ như thế nào trong thực hiện các chương trình”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể.

Tiếp thu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng đoàn giám sát cho biết, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các chương trình mục tiêu quốc gia

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 4.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Hành trình ngược miền biên giới làm "con" đồng bào

Khánh Linh |

Rời thủ đô phồn hoa phố thị, ngược miền biên viễn nhận nhiệm vụ đặc biệt tại công an xã, sau gần 2 năm, những cán bộ từ Bộ Công an biệt phái lên vùng biên giới Sơn La đã thực sự trở thành những người con của bản làng nơi đây.

Chốt thời gian cưỡng chế biệt thự vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn

Thu Giang |

Đại diện UBND huyện Sóc Sơn cho biết, chính quyền đã ấn định thời điểm cưỡng chế công trình sai phép trên đất rừng phòng hộ ở hai điểm nóng là xã Minh Phú và Minh Trí (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) trong tháng 8.2023.

Ngắm ruộng bậc thang đầu mùa lúa chín ở Y Tý

Chí Long |

Từ giữa tháng 8, mùa lúa chín bắt đầu nhuộm vàng những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc.

Người già được tăng lương hưu, trợ cấp: Thêm được đồng nào, hay đồng đó

Quế Chi |

Từ 14.8, người già được tăng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP. Đối với nhiều người được thụ hưởng, việc tăng thêm số tiền được hưởng “được đồng nào, hay đồng đó”, giúp họ cải thiện phần nào cuộc sống về già.

Bắt khẩn cấp nghi phạm làm con riêng 3 tháng tuổi của người tình tử vong

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Liên quan đến việc cháu bé 3 tháng tuổi tử vong với đa chấn thương, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp đối với người tình của mẹ cháu bé để làm rõ hành vi bạo hành.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các chương trình mục tiêu quốc gia

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 4.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.