Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh cần coi thể chế như một nguồn lực, đề nghị sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, xem đây là một điểm đột phá quan trọng.

"Cái áo" thể chế đã quá chật hẹp

Sáng 1.11, thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) bày tỏ tâm đắc và tán thành với nhiều giải pháp trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ cần tập trung thu hút, trọng dụng nhân tài và xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân dân tộc.

Về thu hút, trọng dụng nhân tài, đại biểu đánh giá cao Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng dự thảo về vấn đề này. Đại biểu mong sớm có đạo luật để có quy tắc chung cho toàn xã hội trong vấn đề này.

Về doanh nhân dân tộc, vừa qua, Bộ Chính trị mới ban hành Nghị quyết 41, đại biểu đề nghị Quốc hội đưa ra một đoạn có "hồn cốt" tinh thần nghị quyết này trong nghị quyết chung của kỳ họp, đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Trong đó, các cơ quan Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp thường xuyên có đối thoại với doanh nhân; hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. Đặc biệt, cần bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, bổ sung các chế tài về kinh tế để xử lý vi phạm và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần có các biện pháp mạnh mẽ trong cải cách thể chế. Cần coi thể chế như một nguồn lực, cần sớm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách thể chế, xem đây là một điểm đột phá quan trọng.

Trong thể chế cần đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế: xác lập bình đẳng trong phân phối nguồn lực xã hội, không kể công và tư; bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; giải quyết tốt quan hệ Nhà nước - thị trường.

Việc các ngành và địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy "cái áo" thể chế của chúng ta đã quá chật hẹp, cần rà soát đồng bộ để "may áo mới cho thích hợp thay vì vá víu một cách ngắn hạn".

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần tiếp cận, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, tập trung vào 3 ngành công nghệ mũi nhọn: khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Sử dụng hiệu quả đồng vốn để giải quyết các vấn đề khúc mắc, giảm chi thường xuyên để chi cho đầu tư, phát triển; dùng toàn bộ tăng thu của các năm để tăng chi hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, cần chấn hưng văn hóa và đạo đức dân tộc. Theo đại biểu, có ba nhóm người cần tiên phong trong vấn đề này gồm: Đội ngũ lãnh đạo và quản lý phải đi đầu về trách nhiệm dẫn dắt; thầy cô giáo trong nhà trường; cha mẹ trong gia đình.

"Ba nhóm người này mà dẫn đầu về văn hóa, đạo đức thì tôi tin thế hệ thanh niên sẽ có ứng xử với đạo đức văn hóa tốt hơn", đại biểu khẳng định.

Đại biểu Lê Xuân Thân - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Lê Xuân Thân - đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phạm Thắng

Địa phương phải hỏi Trung ương, tỉnh phải hỏi bộ trưởng rất nhiều

Cùng nói về vấn đề rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) cho biết, tháng 6 năm 2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 101, đây là nghị quyết chung của kỳ họp, trong đó có nội dung rà soát để xem xét nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng trì trệ, không dám làm của các cán bộ.

Bên cạnh việc sợ trách nhiệm không dám làm, đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, còn có nguyên nhân khác là quy định không rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật.

Do đó, trong khoảng thời gian rất ngắn (từ tháng 7-9), các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai và rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chủ yếu ở lĩnh vực luật, nghị định, thông tư và chưa có văn bản của các địa phương. Qua kết quả rà soát, tỉ lệ chồng chéo có nhưng không cao.

Đại biểu cho rằng, nếu dừng lại ở tỉ lệ chưa cao và để lửng ở đó thì chưa nhìn nhận được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ không dám làm và pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn.

Điều này dẫn đến tình trạng “địa phương phải hỏi Trung ương, tỉnh phải hỏi bộ trưởng, rất nhiều vấn đề chưa rõ vì văn bản”. Do đó, đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị cần rà soát kỹ các nội dung cụ thể.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chế tài buộc ngành điện phải bồi thường khi cắt điện, gây thiệt hại

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành chế tài quy định ngành điện phải bồi thường cho doanh nghiệp khi bị cắt điện, gây thiệt hại cho sản xuất.

Có thực tế nhiều vật tư y tế chất lượng kém vẫn trúng thầu

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, rất nhiều hàng vật tư y tế chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu.

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong bậc lương hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề.

Giải bài toán quản lý để du lịch Phú Quốc không thua trên sân nhà

Phạm Huyền |

Chuyên gia cho rằng, việc đánh giá và dự báo sai quy mô thị trường của cơ quan quản lý du lịch địa phương đã khiến lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh, gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Lý do nhiều người phản ứng gay gắt với các giải chạy bộ tại Hà Nội

Thế Kỷ |

Chưa bao giờ phong trào chạy bộ lại được quan tâm như thời điểm này, cả về mặt tích cực và chưa tích cực.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte uống trà ở Hà Nội

Thanh Hà |

Sau khi cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đạp xe trên đường phố Hà Nội, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đến phố Điện Biên Phủ, thưởng thức trà và nói chuyện với những người bạn Việt Nam.

Sắp có quyết định xử lý trách nhiệm vụ việc đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia

AN NGUYÊN |

Nếu không có gì thay đổi, Cục Thể dục Thể thao sẽ có quyết định xử lí trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc của đội bóng bàn trẻ quốc gia vào ngày 5.11 tới.

Doanh thu VIWACO tăng 28%, Nước sạch Sông Đà báo lỗ

Thanh Giang |

Công ty Cổ phần (CTCP) VIWACO và Công ty Nước sạch Sông Đà đã công bố báo cáo tài chính quý III/2023. Trong khi VIWACO lãi lớn thì Nước sạch Sông Đà báo lỗ.

Đề xuất chế tài buộc ngành điện phải bồi thường khi cắt điện, gây thiệt hại

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành chế tài quy định ngành điện phải bồi thường cho doanh nghiệp khi bị cắt điện, gây thiệt hại cho sản xuất.

Có thực tế nhiều vật tư y tế chất lượng kém vẫn trúng thầu

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, rất nhiều hàng vật tư y tế chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu.

Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong bậc lương hành chính

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề.