Quốc hội tiếp tục thảo luận kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 1.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung cải cách tiền lương.

Đồng thời, Quốc hội cũng thảo luận đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên thảo luận chiều 31.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết đã có 24 đại biểu phát biểu, có 2 đại biểu tranh luận, còn 152 đại biểu chưa phát biểu.

Liên quan đến một số vấn đề các đại biểu quan tâm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính… sáng 1.11 sẽ phát biểu trong thời gian khoảng 10 phút để trao đổi về các vấn đề này.

Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng năm 2023 đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75 nghìn tỉ đồng.

Bội chi NSNN và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỉ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, báo cáo của Chính phủ xác định, tình hình thế giới năm 2024 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại.

Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động tiêu cực kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

Trên cơ sở đó, Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát như sau: Tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập và thúc đẩy mạnh mẽ các sàn giao dịch việc làm.

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 1.7.2024; đồng thời tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

ĐBQH đề nghị đánh giá việc mong "kinh tế như hôm nay, còn đạo đức như ngày xưa"

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần quan tâm, đánh giá ý kiến cho rằng, tâm trạng của một bộ phận xã hội là mong "kinh tế như hôm nay, còn đạo đức như ngày xưa".

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Xe máy chở 4 người va chạm với xe ôtô, 3 người chết

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Sáng ngày 2.11, trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện lãnh đạo UBND xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom cho biết trên địa bàn xã Bắc Sơn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 3 người tử vong và 1 người phải đi cấp cứu.

Bản tin công đoàn: Không lương hưu, tuổi già không biết bám víu vào đâu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Không có lương hưu, tuổi già bất lực vì cạn tiền chữa bệnh; Đơn hàng, thu nhập giảm, công nhân mong được tăng lương tối thiểu sớm...

15 năm không nhổ được bụi tre cản trở giao thông trên con đường đẹp nhất TP Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Bụi tre của một hộ dân nằm ngay trên đường Trường Chinh, TP Quảng Ngãi gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, nhưng suốt 15 năm qua, các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi vẫn không thể nhổ bỏ vì chủ nhân của nó không đồng ý.

Nhà ở xã hội tại Bạc Liêu giải ngân… 0 đồng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Cho đến nay, tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa xây dựng được dự án nhà ở xã hội nào từ Nghị quyết 33; giải ngân từ gói 120.000 tỉ đồng tại Bạc Liêu vẫn bằng 0.

Đường phố Cần Thơ hư hỏng nghiêm trọng sau triều cường

YẾN PHƯƠNG |

Triều cường Rằm tháng 9 Âm lịch đi qua đã khiến một số tuyến đường nội ô TP Cần Thơ trở nên hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến xảy ra tình trạng va quẹt, tai nạn liên miên.

ĐBQH đề nghị đánh giá việc mong "kinh tế như hôm nay, còn đạo đức như ngày xưa"

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần quan tâm, đánh giá ý kiến cho rằng, tâm trạng của một bộ phận xã hội là mong "kinh tế như hôm nay, còn đạo đức như ngày xưa".

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.