Đại biểu chất vấn về kỳ án gỗ trắc, Bộ trưởng nói không có quyền đi vào nội dung

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) chất vấn liên quan đến kỳ án gỗ trắc ở tỉnh Quảng Trị, song Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết bộ không có thẩm quyền đi vào nội dung.

Đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Tư pháp sáng 15.8, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) nêu ý kiến về "kỳ án gỗ trắc".

Ông Thắng dẫn lại thông tin trả lời ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 20.3 về xử lý vụ án ra quyết định trái pháp luật tại cơ quan Cảnh sát Điều tra (C44 - Bộ Công an). Theo đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Viện KSNDTC) Lê Minh Trí cho rằng, do không có cơ quan nào giám định, định giá lô gỗ vật chứng đã bán đi một cách khuất tất nên không có cơ sở đánh giá hậu quả, hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế phải tạm đình chỉ vụ án.

“Vậy theo Bộ trưởng, trách nhiệm giám định này thuộc về cơ quan nào? Bộ trưởng có giải pháp gì để việc giám định vụ việc này được thực hiện và khi nào sẽ hoàn tất giám định?”, đại biểu tỉnh Quảng Trị chất vấn.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng gửi Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí ý kiến, tại sao cùng một lô gỗ vật chứng, các cơ quan tố tụng đã căn cứ vào kết quả giám định, định giá trước đó để làm cơ sở buộc tội các bị cáo. Tuy nhiên nay lại bảo chưa có cơ sở giám định, định giá để xem xét hậu quả hành vi vi phạm bán vật chứng trái phép nên không có căn cứ khởi tố bị can.

“Nói như Viện trưởng thì chẳng lẽ cả hệ thống tư pháp đành bó tay để tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật? Như vậy có mâu thuẫn không?”, đại biểu Thắng nêu vấn đề.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Bộ Tư pháp tham gia vào một việc duy nhất trong vụ việc gỗ trắc ở Quảng Trị, đó là trả lời văn bản rằng các tổ chức giám định chưa được công bố trong danh sách thì có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp để làm việc này không.

“Chúng tôi nói là đủ. Cụ thể, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đủ điều kiện. Chúng tôi chỉ khẳng định về mặt hình thức và quy định của pháp luật về giám định, chứ Bộ Tư pháp không có thẩm quyền đi vào nội dung”, ông Long nói.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Cùng tham gia trả lời, Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí cho biết đây là lần thứ 10 ông trả lời về vụ án này và vụ án liên quan.

Ông Trí giải thích ở đây có 2 vụ án. Một là vụ buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; đã xử phúc thẩm. Vụ án thứ hai là vụ ra quyết định trái pháp luật liên quan việc xử lý, bán vật chứng trái pháp luật của cơ quan điều tra; đang tạm đình chỉ.

Viện trưởng Lê Minh Trí giải thích đang tạm đình chỉ không phải vì "luật pháp bó tay" mà khi có kết quả hoặc căn cứ pháp luật sẽ phục hồi điều tra.

“Tôi xin khẳng định lại là tới giờ này, về căn cứ pháp luật, chưa có kết quả giám định và chưa có căn cứ nào khác thì chúng tôi chưa thể thực hiện chức năng điều tra được mà phải tạm đình chỉ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”, Viện trưởng Viện KSNDTC nhấn mạnh.

Ông Trí cũng khẳng định cơ quan Cảnh sát Điều tra Viện KSNDTC đã làm đúng trách nhiệm và đúng luật pháp. “Giờ nếu không có hậu quả mà làm khác đi, chúng tôi lại thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật khác”, ông Trí nói.

Tranh luận về vụ án lô gỗ tại Quảng Trị, đại biểu Hoàng Đức Thắng nêu rõ, tại Công văn 83 ngày 12.1.2015 của Bộ Tư pháp trả lời cơ quan Cảnh sát Điều tra đã khẳng định, các thành viên tham gia giám định tư pháp trong vụ án này chưa được Bộ Tư pháp công bố xem xét về giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2014.

Bên cạnh đó, bản án do Hội đồng Xét xử của Toà án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã khẳng định, các cán bộ chưa được Bộ Tư pháp công bố xem xét giám định tư pháp theo vụ việc, đồng thời không có kiến thức chuyên môn để xác định khối lượng gỗ.

Đại biểu Thắng bày tỏ băn khoăn và mong muốn Bộ trưởng chia sẻ việc áp dụng các quy định pháp luật của các cơ quan về vụ án này có đúng hay không? Đồng thời mong muốn Viện trưởng Toà án cấp cao tại Đà Nẵng có chỉ đạo sớm về kết quả giám định và định giá để có cơ sở trong việc xét xử vụ án này.

Kỳ án gỗ trắc bắt đầu từ vụ án “buôn lậu” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nói trên xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và TP.Đà Nẵng vào cuối năm 2011. Trên 600m3 gỗ trắc do Công ty TNHH Ngọc Hưng (trụ sở tại tỉnh Quảng Trị) nhập khẩu từ Lào về Việt Nam bị Tổng cục Hải quan và C44 Bộ Công an khởi tố từ năm 2011. Đáng chú ý là trong khi vụ án chưa kết thúc điều tra, lô gỗ trắc tang vật đã bị đem bán đấu giá.

Có 2 bị can bị truy tố tội buôn lậu là vợ chồng doanh nhân Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung (phó giám đốc, giám đốc Cty Ngọc Hưng) và 3 bị can bị truy tố tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” gồm Đỗ Danh Thắng (Hải quan Đà Nẵng) và Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (Hải quan Quảng Trị).

Tại bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.Đà Nẵng nhận định, Công ty TNHH Ngọc Hưng không có hành vi làm giả hồ sơ nên ngoài số gỗ tang vật được cho là “buôn lậu” thì số gỗ còn lại trả lại cho công ty hoặc chuyển cho Tổng cục Hải quan xử lý vi phạm hành chính (nếu có), nhưng Tổng cục Hải quan lại ban hành quyết định tịch thu số gỗ (đã được bán đấu giá với số tiền hơn 59 tỉ đồng).

Khi lô gỗ chưa bị bán, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam giám định cho ra hai kết quả: Ngày 12.3.2012 xác định có 453,104m3, ngày 26.11.2012 xác định có 614,672m3. TAND cấp cao tại Đà Nẵng sử dụng kết quả giám định lần sau để buộc tội, tuyên án ngày 26.7.2019.

Hành vi bán lô gỗ trắc tang vật đã bị khởi tố vụ án “ra quyết định trái pháp luật” ngày 31.5.2019 và khởi tố bị can Phan Văn Vĩnh - cựu Trung tướng, nguyên Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 10.9.2019.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đấu giá trực tuyến tài sản công để chặn thông đồng, dìm giá, trục lợi

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhìn nhận đấu giá trực tuyến tài sản công là giải pháp tốt để phần nào ngăn chặn thông đồng, dìm giá, không công khai, minh bạch.

Cán bộ sợ trách nhiệm, có xu hướng giải thích "tiện cho mình"

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về việc một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình”, hoặc hiểu về pháp luật còn chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản, giám định tư pháp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, sáng 15.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Bản tin công đoàn: Đề xuất được hưởng BHYT miễn phí nếu không rút một lần

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động mất việc có thể được hỗ trợ 1-3 triệu đồng; Đề xuất được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí nếu không rút một lần; Lương thấp, nhiều giáo viên phải bỏ nghề; Lao động thất nghiệp chật vật tìm việc vượt qua khó khăn,...

Dịch sốt xuất huyết lan rộng, kênh mương tại Hà Nội vẫn ken đặc rác thải

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Những dòng kênh, mương đầy rác thải là "điều kiện thuận lợi" cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết.

Man City giành Siêu cúp châu Âu cùng những thách thức trước mắt

TAM NGUYÊN |

Man City thắng Sevilla trên chấm luân lưu để lần đầu tiên giành Siêu cúp châu Âu.

Bắt tạm giam kẻ bắt cóc bé trai, đòi tiền chuộc 15 tỉ đồng ở Hà Nội

Việt Dũng |

Nguyễn Đức Trung - cựu CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc, kẻ bắt cóc bé trai 7 tuổi ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội bị khởi tố, tạm giam 4 tháng để điều tra.

Chạy qua 2 khu công nghiệp vẫn không tìm được việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Làn sóng cắt giảm nhân sự kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Công nhân thất nghiệp tại Hà Nội chạy đôn chạy đáo từ khu công nghiệp này sang khu công nghiệp khác vẫn khó tìm kiếm được việc làm.

Đấu giá trực tuyến tài sản công để chặn thông đồng, dìm giá, trục lợi

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhìn nhận đấu giá trực tuyến tài sản công là giải pháp tốt để phần nào ngăn chặn thông đồng, dìm giá, không công khai, minh bạch.

Cán bộ sợ trách nhiệm, có xu hướng giải thích "tiện cho mình"

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về việc một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình”, hoặc hiểu về pháp luật còn chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản, giám định tư pháp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, sáng 15.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.