Còn tồn đọng hơn 70 nghìn tỉ đồng ngân sách chưa thể phân bổ

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện để phân bổ 70.735,172 tỉ đồng ngân sách nhưng vẫn tồn lại nhiều do các bộ, ngành chậm trình ban hành các cơ chế, chính sách.

Đề nghị bổ sung dự toán hơn 2.500 tỉ đồng

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 27, sáng 17.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hơn 2.500 tỉ đồng.

Thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua đối với dự thảo nghị quyết là tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023) Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện để phân bổ số tiền 70.735,172 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến nay gần kết thúc năm ngân sách 2023 (5.10.2023), Chính phủ mới trình bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương, tổng số kinh phí khoảng 2.508 tỉ đồng (chỉ bằng khoảng 3,5% tổng số tiền chưa phân bổ) là quá muộn so với quy định, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước.

Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo rút kinh nghiệm, không để tồn tại các khoản chi chưa xác định được nhiệm vụ, nội dung chi trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để chờ phân bổ.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về số kinh phí còn lại chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, làm rõ về khả năng sử dụng khoản kinh phí này trong niên độ ngân sách nhà nước năm 2023.

“Đa số ý kiến đề nghị, trường hợp không sử dụng đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chuyển cho các nhiệm vụ khác cần thiết, cấp bách, tránh gây lãng phí nguồn lực” - ông Lê Quang Mạnh nói.

Cũng theo ông Mạnh, có ý kiến đề nghị, đến nay đã gần hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2023, trường hợp không phân bổ, không còn nhu cầu sử dụng cần hủy dự toán, giảm bội chi ngân sách trung ương để chủ động trong việc huy động nguồn lực bù đắp bội chi, giảm chi phí lãi vay.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Phạm Thắng

Lý do chậm phân bổ hàng chục nghìn tỉ đồng

Phát biểu tại phiên họp, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh đề nghị làm rõ việc bổ sung dự toán chi thường xuyên này do nhiệm vụ mới phát sinh hay là nhiệm vụ xác định từ trước mà chưa có đủ hồ sơ phân bổ.

Ông Vinh cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm cơ quan tham mưu, bộ ngành, địa phương để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.

“Số tiền này sau được phân bổ đề nghị tập trung triển khai ngay để giải ngân thực hiện hết, hạn chế chuyển nguồn cho năm sau. Số còn lại chưa phân bổ rất lớn, đề nghị có giải pháp với số này vì còn có 2 tháng nữa là hết năm thì liệu có phân bổ và giải ngân được hết hay không” - ông Vinh băn khoăn.

Báo cáo giải trình về nguyên nhân phân bổ chậm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết là do các bộ, ngành chậm trình ban hành các cơ chế, chính sách. Ví dụ như khoản chi đặt hàng các cơ quan báo chí cần có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá mới được bố trí nhưng bộ ban hành chậm, quá niên độ.

Ông cũng nhấn mạnh “ngân sách, tiền bạc làm rất chặt chẽ, công khai” nên chỉ khi đầy đủ điều kiện mới được chi.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị đánh giá rõ nguyên nhân, trách nhiệm khi để lại khoản ngân sách rất lớn không phân bổ được, gần hết năm mới đề xuất một phần nhỏ; cần đề xuất kịp thời cơ chế để sử dụng hợp lý nguồn đã được bố trí.

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, số vốn còn lại khẩn trương rà soát báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan Quốc hội tăng cường giám sát kịp thời các khoản chậm, chưa phân bổ để tránh lãng phí nguồn lực.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xử lý các ngân hàng yếu kém hết sức khó khăn, cần có thời gian

PHẠM ĐÔNG |

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ việc xử lý các ngân hàng yếu kém rất khó, cần có thời gian và vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất.

Cải cách tiền lương gắn với đưa ra khỏi bộ máy cán bộ, công chức yếu kém

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng điều chỉnh tiền lương sẽ gắn với nâng cao trách nhiệm công chức, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh cán bộ yếu năng lực phải được đưa ra khỏi bộ máy.

Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng, năm 2023 tăng trưởng trên 5%

PHẠM ĐÔNG |

Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

9 tháng 2023, chi ngân sách nhà nước trên 1 triệu tỉ đồng

Minh Ánh |

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, trong 9 tháng qua, toàn hệ thống đã kiểm soát, thanh toán trên 1 triệu tỉ đồng ngân sách nhà nước chi thường xuyên và chi đầu tư.

Sai phạm tại dự án Mường Thanh tiếp tục đẩy cựu quan chức vào lao lý

Hữu Long |

Để thực hiện, dự án khách sạn Mường Thanh Viễn Triều, tỉnh Khánh Hòa giao hàng chục nghìn mét vuông đất vàng cho doanh nghiệp nhưng không thông qua đấu giá. Địa phương cũng không thu tiền thuê đất trong 2 năm (2013-2015), gây thất thoát hơn 11 tỉ đồng. Nhiều cựu lãnh đạo dù đang chấp hành án, nhưng tiếp tục bị khởi tố đối với sai phạm ở dự án này.

Suất ăn bán trú 32.000 đồng và chi tiết 7 loại chi phí

Vân Trang |

Đơn vị chế biến suất ăn bán trú cho học sinh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Nội) không thể giải trình giá từng loại nguyên liệu cho một suất ăn có giá 32.000 đồng. Còn đại diện nhà trường cho biết, trong 32.000 đồng đã bao gồm 7 loại chi phí như thuế VAT 8%, tiền nhân công, nhiên liệu, thực phẩm chế biến, khấu hao cơ sở vật chất phục vụ nấu ăn.

Trắc nghiệm: Những điều thú vị về Thủ đô Hà Nội

NHÓM PV |

Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Messi và Argentina bứt tốc tại vòng loại World Cup 2026

TAM NGUYÊN |

Cú đúp của Lionel Messi giúp Argentina tạo cách biệt 5 điểm với các đội phía sau tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

Xử lý các ngân hàng yếu kém hết sức khó khăn, cần có thời gian

PHẠM ĐÔNG |

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ việc xử lý các ngân hàng yếu kém rất khó, cần có thời gian và vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất.

Cải cách tiền lương gắn với đưa ra khỏi bộ máy cán bộ, công chức yếu kém

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng điều chỉnh tiền lương sẽ gắn với nâng cao trách nhiệm công chức, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh cán bộ yếu năng lực phải được đưa ra khỏi bộ máy.

Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng, năm 2023 tăng trưởng trên 5%

PHẠM ĐÔNG |

Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.

9 tháng 2023, chi ngân sách nhà nước trên 1 triệu tỉ đồng

Minh Ánh |

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, trong 9 tháng qua, toàn hệ thống đã kiểm soát, thanh toán trên 1 triệu tỉ đồng ngân sách nhà nước chi thường xuyên và chi đầu tư.