Xử lý các ngân hàng yếu kém hết sức khó khăn, cần có thời gian

PHẠM ĐÔNG |

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ việc xử lý các ngân hàng yếu kém rất khó, cần có thời gian và vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất.

Đang hoàn tất xử lý ngân hàng yếu kém

Ngày 16.10, tại phiên họp thứ 27, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ cho biết, các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại các tổ chức tín dụng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo thống kê, đến cuối tháng 6.2023, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 3,36% (cuối năm 2020 là 1,69%, năm 2021 là 1,49%, năm 2022 là 2%). Tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức 5,1%. Đến ngày 29.9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỉ đồng, tăng 6,92%.

Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2023 với các tổ chức tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,6% trong quý IV/2023 và tăng 12,3% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo 12,5% tại kỳ điều tra trước. Như vậy, nếu tăng trưởng tín dụng đạt 4,6% trong quý IV như kỳ vọng thì dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cả năm mới chỉ đạt 11,52%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhắc đến việc xử lý các ngân hàng yếu kém. Bà Hồng nhìn nhận đây là vấn đề khó khăn, cần có thời gian.

"Việc xử lý các ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó nhưng trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ với kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn nên còn khó khăn hơn nữa. Đến nay, công việc này đang trong giai đoạn hoàn tất" - bà Nguyễn Thị Hồng thông tin.

Ngân hàng SCB bị rút tiền hàng loạt, ngăn ngừa tính đổ vỡ hệ thống

Bà Hồng cho biết, khi nhiều nước có mặt bằng lãi suất cao, xét thấy năm 2022 chúng ta có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội nên những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành.

Tuy nhiên, đến tháng 10.2022, sự kiện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) bị rút tiền hàng loạt nên Ngân hàng Nhà nước phải tập trung ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới.

Bà Hồng nhấn mạnh, mọi biện pháp lúc đó phải tập trung cho việc ngăn ngừa đổ vỡ hệ thống. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng căng thẳng tín dụng, một số ngân hàng bị thiếu dự trữ bắt buộc, nguy cơ mất khả năng chi trả hiện hữu.

"Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng vì các ngân hàng đang tập trung đáp ứng khả năng chi trả cho người dân khi có tác động tâm lý, dẫn đến người dân rút tiền từ các ngân hàng nhỏ chuyển sang các ngân hàng lớn" - bà Hồng lý giải.

Đến tháng 10 và tháng 11, thanh khoản cải thiện dần và đầu tháng 12.2022, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngay.

"Vào thời điểm tháng 10, tỉ giá tăng rất cao, đã có lúc tăng đến 10%. Lúc đó, để ổn định tỉ giá, chỉ có thể dùng biện pháp như can thiệp ngoại tệ, điều chỉnh tăng lãi suất và hạn chế thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện cả ba biện pháp này, tức là vừa can thiệp, vừa tăng lãi suất hai lần vào tháng 9 và tháng 10.2022. Cùng đó, chưa điều chỉnh tín dụng. Như vậy, đã ổn định trở lại tỉ giá, cả năm 2022 tăng 3,5%" - bà Hồng nói.

"Còn điều hành lãi suất cũng như các công cụ chính sách tiền tệ phải căn cứ vào mục tiêu lạm phát, dự báo xu hướng lạm phát trên thế giới và trong nước. Ngoài ra là yêu cầu ổn định tỉ giá, an toàn hệ thống" - bà Hồng giải thích.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không thể hy sinh nhiệm vụ nào mà phải đảm bảo hài hòa, linh hoạt trong điều hành. Nếu xu hướng lạm phát bùng lên, thì chính sách tiền tệ có nhiệm vụ phòng ngừa, chuẩn bị xu hướng thắt chặt.

"Với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành để xúc tiến về thương mại để tăng khả năng xuất khẩu, cũng như tháo gỡ các vấn đề pháp lý của các dự án… thì từ nay đến cuối năm, tín dụng có khả năng sẽ tiếp tục tăng" - bà Hồng nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ báo cáo chi tiết về việc bỏ room tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ cho biết, việc dỡ bỏ room tín dụng cần được tiếp cận một cách thận trọng, đảm bảo đồng bộ các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Tăng năng lực chống chịu với các cú sốc của các tổ chức tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Nền kinh tế đối diện nhiều thách thức, tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 9.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Tin 20h: Kế toán trường học xin nghỉ việc sau ít ngày điều chuyển công tác

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 17.10: 10 ngày sau điều chuyển công tác, nữ kế toán trường học xin nghỉ việc; Cảnh báo loại “khí cười" mới, lần đầu du nhập vào Hà Nội; Nỗi khổ của người dân nơi "rốn lũ" Thừa Thiên Huế...

2 nhà thầu nước ngoài không đồng ý bồi thường vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Hà Nội - Hai nhà thầu nước ngoài tham gia dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa ra lý lẽ để phản đối việc VEC cho rằng nếu xác định họ sai phạm thì phải bồi thường.

Gây thiệt hại hơn 200 tỉ đồng, cựu Chủ tịch Lào Cai khắc phục hậu quả 200 triệu

Bảo Nguyên |

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã công bố một số nội dung mới so với Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng ban hành 3 tháng trước.

Vỡ đường ống, nước sạch bán cho dân thành nước bẩn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sự cố vỡ đường ống đã khiến nước sạch cấp cho người dân ở xã Thạch Kim và thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà) bị bẩn, đục ngầu. Hiện đơn vị quản lý, vận hành nỗ lực đẩy nhanh việc khắc phục.

Chủ chung cư mini bị cháy Nghiêm Quang Minh khai không đưa hối lộ

Lan Nhi |

Theo Công an TP Hà Nội, sau đấu tranh nhiều lần, bị can Nghiêm Quang Minh đã khai không đưa hối lộ, không có tham nhũng tiêu cực liên quan đến vụ cháy chung cư mini làm 56 người tử vong tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân).

Chính phủ báo cáo chi tiết về việc bỏ room tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ cho biết, việc dỡ bỏ room tín dụng cần được tiếp cận một cách thận trọng, đảm bảo đồng bộ các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Tăng năng lực chống chịu với các cú sốc của các tổ chức tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Nền kinh tế đối diện nhiều thách thức, tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 9.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.