Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Phiên họp của Chính phủ sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người; đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)...

Ngày 26.7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7.2023 để xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung: Đề nghị xây dựng luật, dự án luật, báo cáo và dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Cùng tham dự phiên họp có: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận, xem xét 8 nội dung gồm:

Thứ nhất: Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người.

Thứ hai: Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Thứ ba: Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Thứ tư: Đề nghị xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Thứ năm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Thứ sáu: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư các công trình giao thông đường bộ.

Thứ bảy: Báo cáo, đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Thứ tám: Báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.

Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 6 trong năm 2023.

Từ đầu năm tới nay, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, xem xét, cho ý kiến đối với 23 nội dung, trong đó có 8 đề nghị xây dựng luật, 9 dự án luật, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược.

Thủ tướng yêu cầu, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi quản lý, dành thời gian, công sức, bố trí nguồn lực, nhất là nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, chế độ, chính sách… cho công tác này, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ theo quy định.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt các chủ trương, đường lối trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các kết luận, chỉ đạo, nghị quyết của Trung ương để thể chế hóa, đồng thời thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật để xác định rõ những nội dung còn phù hợp cần giữ lại, những nội dung cần lược bỏ, những nội dung cần bổ sung, sửa đổi trong quá trình báo cáo, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền.

"Hệ thống pháp luật của chúng ta ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn có những vấn đề còn vướng mắc; có những vấn đề thực tiễn đặt ra chưa có quy định điều chỉnh; có những vấn đề có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng nêu một số định hướng lớn trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, mà trước hết là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.

Tiếp tục đổi mới tư duy, cách thức thực hiện trong xây dựng và hoàn thiện thể chế; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan liên quan; chú ý việc tham vấn, lấy ý kiến đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Phiên họp có nhiều nội dung khó, phức tạp, có tác động đến nhiều đối tượng, Thủ tướng đề nghị, các đại biểu tập trung trí tuệ, trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Thủ đô tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Hà Nội đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng.

Dự thảo Luật Đất đai: Căn cứ trường hợp cụ thể để áp dụng phương pháp định giá phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 24.7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu làm rõ để quy định cụ thể hơn về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Cán bộ công đoàn, người lao động kỳ vọng vào Diễn đàn Người lao động năm 2023

Quế Chi - Hà Anh |

Ngày 28.7, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội sẽ diễn ra Diễn đàn Người lao động năm 2023 (Diễn đàn) với chủ đề "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn". Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ trực tiếp chủ trì diễn đàn.

Liên tiếp bị lừa tiền vì tin vào chuyên gia an ninh mạng “rởm”

Khánh An |

Sau khi bị lừa tiền, nhiều nạn nhân tìm đến các “chuyên gia” với mong muốn lấy lại số tiền đã mất. Song một lần nữa, họ lại rơi vào bẫy lừa.

Căn cứ toà buộc tội cựu Cục phó Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Tuyên phạt bị cáo Trần Hùng - cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường - 9 năm tù vì "nhận hối lộ" 300 triệu đồng, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra các căn cứ.

Người dân Hà Nội dậy từ 2 giờ sáng để canh bơm từng giọt nước sạch vào bể

VĨNH HOÀNG - KHÁNH AN |

Hà Nội - Mất nước sạch sinh hoạt liên tục trong 3 tháng trở lại đây, nhiều người dân tại Hoài Đức, Hà Nội phải đặt báo thức lúc 2-3h sáng để canh bơm nước vào bể. Song song với đó, họ phải quay trở lại dùng nước giếng khoan.

Bão số 2 ''quần thảo'' trên Biển Đông, sóng biển cao 10 mét

Minh Hà |

Trưa 27.7, bão số 2 đang giảm cấp dần, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 - 149 km/giờ), giật cấp 16.

Sửa Luật Thủ đô tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Hà Nội đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng.

Dự thảo Luật Đất đai: Căn cứ trường hợp cụ thể để áp dụng phương pháp định giá phù hợp

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 24.7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu làm rõ để quy định cụ thể hơn về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.