Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu

PHẠM ĐÔNG |

"Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3.2023.

Ngày 27.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023.

Cổng thông tin Chính phủ cho biết, theo chương trình, phiên họp cho ý kiến về 5 nội dung:

- Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông.

- Một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

- Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

- Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược, đã được chúng ta tích cực thúc đẩy trong nhiệm kỳ này. Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm đề xuất các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành các chính sách mới liên quan một số luật.

Thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật trong năm 2022 và đây là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 3 năm 2023.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là việc lớn, quan trọng, có nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, nhiều vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm, các thành viên Chính phủ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dành thời gian góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

"Thời gian qua, chúng ta đã làm tốt công việc này thì tới đây phải tiếp tục làm tốt hơn nữa. Thực tế, các bộ, ngành nào, bộ trưởng, trưởng ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát tình hình, quan tâm công tác này thì công việc trôi chảy, tiến độ và chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được bảo đảm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, sắp tới, công việc ngày càng nhiều khi thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ lâu, có những văn bản mới xây dựng nhưng thực tiễn đã vượt qua.

Do đó, phải rà soát, bám sát thực tiễn, điều chỉnh kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp điều kiện đất nước và tình hình từng giai đoạn, nhất là giai đoạn có nhiều khó khăn hiện nay, tạo động lực, xung lực, cảm hứng để các cơ quan thực hiện tốt, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nếu chưa kiện toàn bộ phận chủ trì nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế thì phải quan tâm kiện toàn, bố trí nguồn lực, con người, thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này.

Bộ Tư pháp tiếp tục nâng cao, bảo đảm chất lượng thẩm định các dự án luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội. Các bộ, ngành khi được hỏi ý kiến phải bảo đảm việc góp ý bảo đảm tiến độ và thực sự chất lượng.

Nội dung này đã được Chính phủ, Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo địa phương; cần quán triệt và chủ động, tích cực hơn nữa.

"Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu", Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu trước mắt, cần tập trung thực hiện xây dựng, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật trình Quốc hội xem xét thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và các dự án, dự thảo văn bản trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 5.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

HỮU CHÁNH |

Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết năm 2024; bổ sung quy định về cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; lược bỏ vân tay, sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú... là những điểm mới của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn sửa đổi

Phạm Đông - Hà Anh |

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.

Khẩn trương báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... khẩn trương tổ chức tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), chậm nhất trước ngày 20.3.2023.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình giảm gần 600 tỉ đồng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau khi tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận phương án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 8.450 tỉ đồng, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã về Ninh Bình khảo sát thực tế và UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất giảm tổng mức đầu tư xuống còn 7.860 tỉ đồng.

Cột bão bụi trông như vòi rồng ở đại công trường dự án sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Những ngày này trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, hàng ngàn hộ dân xung quanh đang bị xáo trộn cuộc sống do những cột bão bụi trông như vòi rồng giữa đại công trường mang theo lượng bụi đỏ khổng lồ phát tán ra xa bên ngoài khu dân cư đi xa hơn 10km.

Cửa khẩu Lạng Sơn sắp thông quan thuận tiện hơn khi Trung Quốc hoàn thiện cơ sở dữ liệu

Anh Tuấn |

Mấy ngày qua, xe chở nông sản, trái cây xuất sang Trung Quốc tái diễn cảnh ùn ứ, xếp hàng chờ do lượng lớn container cùng đổ về các cửa khẩu ở Lạng Sơn.

Tuyến phố duy nhất ở Hà Nội có mái che vỉa hè

Hà Chi - Minh Ánh |

Tràng Tiền là con phố duy nhất của Hà Nội được thiết kế phần mái hiên vỉa hè ở hầu hết cả tuyến phố. Không chỉ giúp người đi bộ tránh nắng, mưa, phần mái che này còn khiến con phố giống như một con phố cổ ở Paris.

Chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa 2 chiều

HỮU CHÁNH |

Sau khi bị khóa chiều gọi đi, chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin cá nhân, qua trang web, ứng dụng hoặc đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng. Sau thời hạn này, nếu thuê bao không thực hiện chuẩn hóa sẽ bị khóa thêm chiều gọi đến.

Những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

HỮU CHÁNH |

Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết năm 2024; bổ sung quy định về cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; lược bỏ vân tay, sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú... là những điểm mới của dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được Bộ Công an trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn sửa đổi

Phạm Đông - Hà Anh |

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.

Khẩn trương báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... khẩn trương tổ chức tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), chậm nhất trước ngày 20.3.2023.