Cần Thơ: Tập trung 10 lĩnh vực trọng điểm để trở thành đô thị thông minh

Hương Mai |

Theo đánh giá, trong lộ trình trở thành đô thị thông minh, TP.Cần Thơ hiện đã đạt được một số kết quả ban đầu như xây dựng thành công trung tâm quản lý giao thông đô thị; đầu tư hệ thống trang thiết bị quản lý, giám sát dữ liệu quan trắc môi trường tự động...

Xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số

Tại hội thảo “Xây dựng TP.Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Cần Thơ Dương Tấn Hiển thông tin, việc triển khai thực hiện Ðề án đô thị thông minh, TP.Cần Thơ bước đầu đã thí điểm triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh và 8 dịch vụ đô thị thông minh, một số quận huyện đã thực hiện các trung tâm điều hành giám sát giao thông, an ninh trật tự; hiện nay một số ngành đang thực hiện các thủ tục triển khai về hạ tầng và nền tảng đô thị thông minh, giao thông thông minh, an ninh trật tự, y tế, giáo dục thông minh…

Ông Dương Tấn Hiển cho biết, việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là xu hướng chung của các nước trên thế giới, của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngày 1.8.2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030. Đối với định hướng TP.Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp đó, ngày 11.1.2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặt thù phát triển TP.Cần Thơ. Đây là chủ trương, tiền đề quan trọng cho TP.Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh và thực hiện thành công chuyển đổi số.

Ðề án xây dựng TP.Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh được Uỷ ban nhân dân TP.Cần Thơ phê duyệt với kinh phí thực hiện 1.011 tỉ đồng.

Bao gồm nguồn vốn ngân sách trên 868,4 tỉ đồng, còn là các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Các mục tiêu tổng quát của Đề án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.

Đề án Xây dựng TP.Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh tập trung triển khai trên 10 lĩnh vực trọng điểm như: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và nền tảng dữ liệu trong đô thị thông minh; chính quyền số trong đô thị thông minh.

Kèm theo là lĩnh vực an ninh an toàn trong đô thị thông minh; quy hoạch đô thị thông minh; du lịch thông minh; y tế thông minh; giáo dục thông minh; nông nghiệp thông minh; quản lý môi trường thông minh và giao thông thông minh.

Phát triển giao thông thông minh

Theo ông Lê Tiến Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.Cần Thơ - toàn thành phố hiện có hơn một triệu phương tiện các loại tham gia giao thông. Trong thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ sẽ tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, điều tiết giao thông. Trong năm 2022 này, sở sẽ cho khởi công xây dựng Trung tâm Quản lý giao thông đô thị thành phố, gói thầu quản lý giao thông thông minh tại 15 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn…

Bà Bùi Thị Hải Yến - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần HANEL - cho biết, sẵn sàng cung cấp cho TP.Cần Thơ dịch vụ quản lý giao thông thông minh được cập nhật chi tiết theo đặc thù riêng của địa phương.

Chính vì vậy, doanh nghiệp này đã tạo ra hệ thống giao thông thông minh trên nền bản đồ số. Và đã cung cấp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa vào khai thác trên toàn quốc từ ngày 1.1.2017. Hệ thống hiện kết nối với hơn 1 triệu phương tiện.

Trên nền tảng hệ thống, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp vận tải đều tìm thấy thông tin mình cần theo thời gian thực. Theo đó, có thể theo dõi chính xác về việc xe nào đang đi lệch hành trình đã đăng ký, xe nào vi phạm tốc độ tuyến vận tải, xe nào đang quá tải cần hiệu chỉnh…

Tổng Giám đốc Công ty HANEL, Bùi Thị Hải Yến nhấn mạnh về tầm quan trọng của giao thông thông minh và cho biết, Việt Nam với tiềm năng to lớn trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của khu vực, trong đó, giao thông vận tải đóng vai trò huyết mạch.

Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính (gồm 5 quận và 4 huyện, với 83 xã, phường, thị trấn). Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, đến nay, toàn thành phố có 598/599 ấp, khu vực đạt chuẩn văn hóa.

Hương Mai
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh, có sức lan tỏa

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Hội thảo về chuỗi đô thị thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng

Mai Chi |

Hải Phòng -  Ngày 28.6, Ban Kinh tế Trung ương vừa phối hợp với UBND TP.Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế” với sự tham dự của nhiều đại diện các tỉnh, thành khu vực phía Bắc, kết nối trực tuyến với nhiều điểm cầu truyền hình.

"Gỡ rối" ùn tắc giao thông để phát triển đô thị thông minh

Cát Tường |

Hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đô thị loại đặc biệt đang tồn tại các vấn đề như phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,... và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Về vấn đề này, ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đã chỉ ra một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh

Nguyễn Linh |

Sáng chế thùng rác thông minh của nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng đã tạo bước tiến trong việc xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh, có sức lan tỏa

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Hội thảo về chuỗi đô thị thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng

Mai Chi |

Hải Phòng -  Ngày 28.6, Ban Kinh tế Trung ương vừa phối hợp với UBND TP.Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và quốc tế” với sự tham dự của nhiều đại diện các tỉnh, thành khu vực phía Bắc, kết nối trực tuyến với nhiều điểm cầu truyền hình.

"Gỡ rối" ùn tắc giao thông để phát triển đô thị thông minh

Cát Tường |

Hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đô thị loại đặc biệt đang tồn tại các vấn đề như phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,... và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn. Về vấn đề này, ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải đã chỉ ra một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh

Nguyễn Linh |

Sáng chế thùng rác thông minh của nhóm sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng đã tạo bước tiến trong việc xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh.