3 kịch bản tăng trưởng nền kinh tế quý IV và cả năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương (sáng 30.9), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng nhanh hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước.

Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng

Tình hình thế giới tháng 9 và 9 tháng tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, phục hồi kinh tế chậm, tăng trưởng thấp, nhu cầu tiêu dùng giảm, nợ công tăng cao… Những vấn đề này đã và đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức, rủi ro cho các quốc gia đang phát triển.

Trong nước, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra ngày càng khó khăn hơn, nhất là trước "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và hạn chế, thách thức bên trong.

"Kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng tiếp tục phục hồi khả quan, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng, tuy kết quả đạt được chưa như kỳ vọng nhưng đã chuyển biến tích cực hơn qua từng tháng, từng quý", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. GDP quý III ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%) trong bối cảnh nhiều nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bên cạnh đó, CPI tháng 9 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng tăng 3,16%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, khó khăn, thách thức đặt ra còn lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, nên khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn; tạo rủi ro, sức ép lên điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô,...

Do đó, trên cơ sở kết quả 9 tháng, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý IV và cả năm 2023.

Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý IV cần tăng 7% (quý IV năm 2022 tăng 5,92%).

Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%.

Kịch bản 3: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%.

"Các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, yêu cầu sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa thời cơ, cơ hội từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý IV, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Giải pháp trọng tâm

Cũng tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ KH&ĐT đã tham mưu, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm.

Thứ nhất, chuẩn bị chu đáo, tổ chức thực hiện các công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nội dung phục vụ Hội nghị Trung ương 8, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5.

Thứ hai, tập trung tổ chức, thực thi một cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các chính sách về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư.

Thứ ba, tập trung thúc đẩy thị trường trong nước. Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường nội địa, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.

Thứ tư, tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, kịp thời thông tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ FTA đã ký kết, đẩy nhanh đàm phán đã ký kết...

Thứ năm, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng cuối năm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng…

Nội lực nền kinh tế không chỉ ở lượng tiền mà thể chế chính là "chìa khoá vàng"

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia, nội lực không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ mà cần khai thác nguồn lực về thể chế. Thể chế chính là nguồn lực, cũng chính là chìa khoá vàng để có thể tận dụng, khai thác trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua "những cơn gió ngược"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 1.10: Các lực sĩ cử tạ tranh tài

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của các vận động viên Việt Nam trong ngày thi đấu 1.10 tại ASIAD 19.

Bão Koinu gần Biển Đông mạnh lên nhanh chóng

Ngọc Vân |

Theo tin bão mới nhất, sáng 1.10, bão Koinu gần Biển Đông đã mạnh lên nhanh chóng, với sức gió tăng từ 85 lên 105 km/h.

Vì sao cha con ông chủ Tân Hoàng Minh được đề nghị lượng hình?

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng con trai và 13 người bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng, song cơ quan điều tra đề nghị lượng hình với hai cha con ông.

Chủ tịch Nguyễn Đình Khang đặt nhiệm vụ trọng tâm cho Công đoàn Viên chức Việt Nam

Minh Hương - Hải Nguyễn |

Tại Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra ngày 1.10, ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm, đề ra các giải pháp thực hiện cho Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Cô giáo mầm non ẩu đả trước mặt trẻ nhỏ tại cơ sở không phép

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Lực lượng chức năng xác định, tại thời điểm xảy ra vụ cô giáo mầm non ẩu đả trước mặt trẻ, cơ sở này chưa được cấp phép hoạt động.

Chính phủ bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng cuối năm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng…

Nội lực nền kinh tế không chỉ ở lượng tiền mà thể chế chính là "chìa khoá vàng"

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia, nội lực không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ mà cần khai thác nguồn lực về thể chế. Thể chế chính là nguồn lực, cũng chính là chìa khoá vàng để có thể tận dụng, khai thác trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua "những cơn gió ngược"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.