Nga bắt đầu tập trận trong đợt triển khai lớn nhất đến Belarus

Khánh Minh |

NATO mô tả cuộc tập trận chung bắt đầu từ ngày 10.2 là đợt triển khai lớn nhất của Nga tới Belarus kể từ Chiến tranh Lạnh.

Các lực lượng của Nga và Belarus đã bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 10 ngày ở Belarus từ ngày 10.2, theo AP. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về việc Nga tập trung quân gần biên giới Ukraina.

NATO mô tả cuộc tập trận "Union Resolve 2022" là đợt triển khai lớn nhất của Nga tới nhà nước thuộc Liên Xô cũ Belarus kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Quy mô của các cuộc tập trận

Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận sẽ diễn ra tại 5 khu vực huấn luyện quân sự trong vòng 10 ngày, chủ yếu ở phía tây và tây nam Belarus, gần biên giới của nước này với Ba Lan và Ukraina.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu binh sĩ tham gia tập trận.

Nhà nghiên cứu Artem Schreibman của Trung tâm Moscow Carnegie cho biết, "chưa bao giờ có một số lượng lớn quân nhân Nga trên đất Belarus trong toàn bộ thời kỳ hậu Xô Viết". Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ước tính quân số vào khoảng 30.000 người.

Hiện vẫn chưa rõ liệu vũ khí hạt nhân có tham gia vào các cuộc tập trận hay không. Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngay trước khi cuộc tập trận bắt đầu, các máy bay ném bom chiến lược tầm trung đã tuần tra trên lãnh thổ Belarus.

Wolfgang Richter - một chuyên gia quân sự tại Viện Quốc tế và An ninh Đức (SWP) - nói với DW, không có gì bất thường trong các chuyến bay tuần tra như vậy: "Mỹ cũng làm điều này, đây là những tín hiệu chính trị". Ông nói thêm rằng, các chuyến bay như vậy thường được thực hiện mà không có sự tham gia của vũ khí hạt nhân.

Tên lửa Iskander-M, mà NATO cho hay, đã được đưa đến Belarus, cũng có thể được trang bị vũ khí hạt nhân. Richter chỉ ra rằng, ở Nga những vũ khí này cho đến nay vẫn được trang bị vũ khí thông thường.

Hai máy bay ném bom Tu-22M3 trước khi cất cánh từ một căn cứ không quân của Nga hôm 5.2 đến Belarus. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Hai máy bay ném bom Tu-22M3 trước khi cất cánh từ một căn cứ không quân của Nga hôm 5.2 đến Belarus. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Các cuộc tập trận của Ukraina và NATO

Ukraina cũng bắt đầu các cuộc tập trận quân sự vào ngày 10.2 để đáp trả cuộc tập trận ở Belarus. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov, cuộc tập trận của Ukraina cũng sẽ diễn ra từ ngày 10-20.2. Ukraina chưa báo cáo số lượng quân nhân và vũ khí tham gia tập trận.

Văn phòng thủ tướng Anh cho biết, Anh đã yêu cầu thêm 1.000 người "sẵn sàng hỗ trợ hoạt động nhân đạo trong khu vực nếu cần". Trong khi đó, Anh đang tăng gần gấp đôi quân số ở Estonia, từ 900 lên 1.750.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt việc triển khai thêm lực lượng ở Đông Âu. Theo kế hoạch, Mỹ điều khoảng 2.000 quân đến Ba Lan và Đức, 1.000 quân sẽ chuyển từ Đức sang Romania.

Nga đưa S-400 đến Belarus. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nga đưa S-400 đến Belarus. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Phản ứng với cuộc tập trận ở Belarus

Mỹ mô tả các cuộc tập trận là hành động "leo thang". Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Khi xem xét quá trình chuẩn bị cho các cuộc tập trận quân sự này, chúng tôi thấy đây chắc chắn là một hành động leo thang chứ không phải là một hành động giảm leo thang”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố hôm 9.2 rằng, tất cả kênh ngoại giao phải được theo đuổi, nhưng các lực lượng đồng minh phải sẵn sàng hành động nếu Nga tấn công Ukraina. "Nhiệm vụ là chúng tôi đảm bảo an ninh ở Châu Âu và tôi tin điều đó sẽ đạt được" - ông Scholz nói sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Đan Mạch Mette Frederiksen.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với đài phát thanh France Inter, các cuộc tập trận ở Belarus là "cực kỳ lớn" và "gây lo ngại".

Trong khi đó, Nga và Belarus phủ nhận rằng, các cuộc tập trận có thể phục vụ cho một cuộc xâm lược vào nước láng giềng Ukraina. Và Nga cho hay, không có ý định thiết lập một lực lượng triển khai lâu dài ở Belarus. Bộ Tổng tham mưu Belarus thông báo, quân nhân Nga sẽ rời nước cộng hòa sau cuộc tập trận, còn phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, "quân đội sẽ trở về căn cứ của họ".

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lưu ý, các cuộc tập trận được tổ chức vì "an ninh quân sự của cả hai nước và cuộc chiến chống khủng bố".

Nỗ lực ngoại giao giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina

Căng thẳng xung quanh việc tập trung quân đội Nga gần Ukraina đã khởi động một loạt hoạt động ngoại giao trong tuần qua. Các cuộc đàm phán giữa các nước Châu Âu tiếp tục diễn ra trong ngày 10.2. Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo các nước Baltic tại Berlin vào buổi tối.

Các cố vấn chính sách đối ngoại từ Đức, Pháp, Nga và Ukraina cũng đang nhóm họp tại Berlin để tiếp tục các cuộc đàm phán "Định dạng Normandy", được đặt theo tên của thỏa thuận năm 2015 nhằm chấm dứt các hành động thù địch giữa Nga và Ukraina.

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang tới Brussels để gặp người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg. Sau đó, ông sẽ đến Ba Lan để hội đàm với Tổng thống Andrzej Duda và Thủ tướng Mateusz Morawiecki.

Nga-Belarus tập trận. Ảnh: TASS
Nga đưa quân và khí tài đến Belarus tập trận. Ảnh: TASS

Một tuần đàm phán về Ukraina

Tuần qua bắt đầu với việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Mátxcơva để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Macron phát biểu với báo giới rằng, ông đã đưa ra các đề xuất "đảm bảo an ninh cụ thể" với ông Putin. Nhà lãnh đạo Nga mô tả các đề xuất là "thực tế" và có thể tạo cơ sở cho các bước chung tiếp theo.

Sau chuyến đi Nga, ngày 8.2, ông Macron đã đến Kiev để hội đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Khi đến Kiev, ông Macron nói với các phóng viên, ông đã nhận được sự đảm bảo từ ông Putin là Nga "sẽ không gây leo thang" trong cuộc xung đột.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cũng có chuyến thăm hai ngày tới Ukraina. Tại Kiev, bà tuyên bố đoàn kết với Ukraina, bất chấp việc Berlin từ chối gửi vũ khí cho nước này. Bà Baerbock sau đó đã đến chiến tuyến ở miền đông Ukraina để tận mắt chứng minh tình hình nhân đạo và quân sự.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington vào ngày 7.2. Tại cuộc họp báo chung, ông Biden cảnh báo sẽ chặn đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trong trường hợp Nga xâm lược Ukraina.

Thủ tướng Scholz nói rằng, "các biện pháp sâu rộng" đã được Đức và các đồng minh nhất trí.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh khí đốt EU: Tâm điểm của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina

Khánh Minh |

Có tới 40% lượng khí đốt tự nhiên của Châu Âu do Nga cung cấp, làm dấy lên lo ngại về hậu quả nếu Mátxcơva cắt một phần hoặc toàn bộ nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng Ukraina.

Toàn cảnh căng thẳng Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Biên giới Nga - Ukraina hiện là một trong những biên giới căng thẳng nhất thế giới, nơi mà hơn 30 năm trước không có biên giới nào tồn tại.

Nga phô diễn xe vũ khí mới trong tập trận ở Belarus

Song Minh |

Quân đội Nga đã phô diễn vũ khí mới là xe chiến đấu đổ bộ trong tập trận quân sự ở Belarus.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Toàn cảnh khí đốt EU: Tâm điểm của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina

Khánh Minh |

Có tới 40% lượng khí đốt tự nhiên của Châu Âu do Nga cung cấp, làm dấy lên lo ngại về hậu quả nếu Mátxcơva cắt một phần hoặc toàn bộ nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng Ukraina.

Toàn cảnh căng thẳng Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Biên giới Nga - Ukraina hiện là một trong những biên giới căng thẳng nhất thế giới, nơi mà hơn 30 năm trước không có biên giới nào tồn tại.

Nga phô diễn xe vũ khí mới trong tập trận ở Belarus

Song Minh |

Quân đội Nga đã phô diễn vũ khí mới là xe chiến đấu đổ bộ trong tập trận quân sự ở Belarus.