Toàn cảnh căng thẳng Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Biên giới Nga - Ukraina hiện là một trong những biên giới căng thẳng nhất thế giới, nơi mà hơn 30 năm trước không có biên giới nào tồn tại.

Ở một bên của biên giới giữa Nga và Ukraina, hơn 100.000 binh sĩ Nga đang tập trung đông đảo. Ở phía nam, hàng nghìn công dân Ukraina đang được huấn luyện quân sự để đẩy lùi điều mà tình báo phương Tây cho rằng có thể là một cuộc tấn công của Nga.

Tại sao lại có xung đột?

Ukraina - một phần của đế chế Nga trong nhiều thế kỷ trước khi trở thành nước cộng hòa thuộc Liên Xô - đã giành được độc lập khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Nước này từ đó đã củng cố mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với phương Tây.

Quyết định của Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thân Nga từ chối một thỏa thuận liên kết với Liên minh Châu Âu để ủng hộ quan hệ chặt chẽ hơn với Mátxcơva đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn khiến ông bị lật đổ vào năm 2014.

Cùng năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý. Cũng trong năm này, cuộc nổi dậy ly khai nổ ra ở miền đông Ukraina.

Ukraina và phương Tây cáo buộc Nga điều quân đội và vũ khí để chống lưng cho phiến quân. Mátxcơva bác bỏ và nói rằng những người Nga tham gia lực lượng ly khai là những người tình nguyện.

Theo Kiev, hơn 14.000 người đã chết trong cuộc giao tranh tàn phá Donbass, trung tâm công nghiệp phía đông của Ukraina.

Về phần mình, Mátxcơva chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và các đồng minh NATO cung cấp vũ khí cho Ukraina và tổ chức các cuộc tập trận chung, đồng thời cho rằng những động thái như vậy khuyến khích những người theo đường lối cứng rắn của Ukraina cố gắng giành lại các khu vực do phiến quân nắm giữ bằng vũ lực.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần nói rằng nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraina là ranh giới đỏ và bày tỏ lo ngại về kế hoạch thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự của một số thành viên NATO ở Ukraina. Theo ông, điều này sẽ mang lại cho họ một chỗ đứng quân sự trong khu vực ngay cả khi Ukraina không gia nhập NATO.

Hàng nghìn dân thường Ukraina tham gia các khóa huấn luyện chiến đấu. Ảnh: Getty
Hàng nghìn dân thường Ukraina tham gia các khóa huấn luyện chiến đấu. Ảnh: Getty

Nga muốn gì?

Nga không muốn Ukraina gia nhập NATO - và đã nói rõ như vậy trong danh sách các yêu cầu an ninh gửi tới Mỹ vào tháng 12 năm ngoái. Nga cũng yêu cầu ngừng bất kỳ cuộc tập trận nào của NATO gần biên giới nước này, đồng thời muốn NATO rút khỏi Đông Âu.

Vào tháng 12, Tổng thống Putin cho biết Nga đang tìm kiếm sự đảm bảo rằng NATO ngừng mở rộng về phía đông và rút các hệ thống vũ khí đe dọa Nga trong vùng lân cận với lãnh thổ Nga.

Ông Putin đề nghị phương Tây tham gia vào các cuộc đàm phán thực chất về vấn đề này, đồng thời nói thêm rằng Mátxcơva không chỉ cần những đảm bảo bằng lời nói mà còn cần những đảm bảo pháp lý.

Việc Ukraina gia nhập NATO sẽ cần có sự chấp thuận của 30 quốc gia thành lập liên minh.

Mỹ và NATO đã trả lời yêu cầu của Nga. Mặc dù cả Mátxcơva và các cường quốc phương Tây đều không công khai chi tiết về nội dung hồi đáp, nhưng các yêu cầu chính của Nga - cấm Ukraina trở thành thành viên NATO và NATO sẽ không mở rộng thêm về phía đông - đã bị bác bỏ.

Ukraina sẽ gia nhập NATO?

Ukraina không phải là thành viên NATO, nhưng nước này muốn gia nhập liên minh. Ukraina được coi là một đối tác của NATO.

NATO cho biết, trước khi được xem xét trở thành thành viên, Kiev cần phải giải quyết tận gốc các tệ nạn như tham nhũng.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng 12 đã bác bỏ yêu cầu của Nga hủy bỏ cam kết năm 2008 với Ukraina rằng một ngày nào đó nước này sẽ trở thành thành viên. Ông Stoltenberg khẳng định, khi đến thời điểm xem xét vấn đề, Nga sẽ không thể phủ quyết việc kết nạp Ukraina.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng các đồng minh NATO, trong đó đứng đầu là Mỹ, không muốn mở rộng phạm vi quân sự của họ trong khu vực và gây nguy hiểm hơn nữa cho mối quan hệ với Nga.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên tiếng ủng hộ việc Ukraina trở thành thành viên của NATO, Tổng thống Joe Biden lại tỏ ra mập mờ hơn về câu hỏi này.

Binh sĩ Nga tập trận gần Ukraina. Ảnh: Moskva News Agency
Binh sĩ Nga tập trận gần Ukraina. Ảnh: Moskva News Agency

Liệu sẽ có chiến tranh toàn diện?

Phương Tây cáo buộc Nga điều 100.000 quân ở biên giới Ukraina để chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước láng giềng thân phương Tây.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố "hoàn toàn nhất trí" về cách đối phó với Nga. Mỹ đã đưa thêm 3.000 quân đến Đức, Ba Lan và Romania cuối tuần qua. Lầu Năm Góc đặt 8.500 lính Mỹ vào chế độ chờ triển khai ở Đông Âu và NATO cho biết đang gửi tàu và máy bay để tăng cường khả năng phòng thủ của khu vực.

Người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho biết những hành động này chỉ làm tăng thêm bầu không khí vốn đã căng thẳng. “Mỹ đang leo thang căng thẳng. Chúng tôi đang theo dõi những hành động này của Mỹ với sự quan tâm lớn" - người phát ngôn nói.

Nga phủ nhận có bất kỳ kế hoạch xâm lược Ukraina và cáo buộc phương Tây làm trầm trọng thêm tình hình.

Những binh sĩ Mỹ đầu tiên đến Đức ngày 4.2. Ảnh: Twitter/Quân đội Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi
Những binh sĩ Mỹ đầu tiên đến Đức ngày 4.2. Ảnh: Twitter/Quân đội Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi

Điều gì xảy ra nếu Nga tấn công Ukraina?

Nhiều quốc gia phương Tây bày tỏ ủng hộ Ukraina nhưng với mức độ khác nhau. Mỹ và Anh đã cung cấp vũ khí, trong khi Đức có kế hoạch gửi một cơ sở y tế dã chiến vào tháng tới nhưng sẽ không chuyển giao thiết bị quân sự.

Dư luận cũng nói nhiều về các biện pháp trừng phạt Nga. Về mặt công khai, Mỹ và các đồng minh Châu Âu tuyên bố sẽ trừng phạt Nga về mặt tài chính nặng chưa từng thấy nếu Nga tung quân vào Ukraina. Washington và London thậm chí đã nói về các biện pháp trừng phạt cá nhân nhắm vào Tổng thống Putin.

Việc loại Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT, hệ thống chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trên toàn cầu, sẽ là một trong những bước đi khó khăn nhất về tài chính mà họ có thể thực hiện, gây tổn hại cho nền kinh tế Nga ngay lập tức và về lâu dài.

Động thái này có thể cắt đứt Nga khỏi hầu hết các giao dịch tài chính quốc tế, bao gồm cả lợi nhuận quốc tế từ sản xuất dầu và khí đốt, chiếm hơn 40% doanh thu của Nga.

Mỹ cũng nắm giữ một trong những vũ khí tài chính mạnh nhất chống lại Mátxcơva đó là ngăn chặn Nga tiếp cận với đồng USD. Đồng USD vẫn chiếm ưu thế trong các giao dịch tài chính trên khắp thế giới, với hàng nghìn tỉ USD được giao dịch hàng ngày.

Cuối cùng, Mỹ đang xem xét áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, có khả năng cắt đứt Nga khỏi lĩnh vực công nghệ cao.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga đưa oanh tạc cơ đến Belarus khi Mỹ điều quân sát Ukraina

Khánh Minh |

Trong bối cảnh Mỹ tăng quân tới sát Ukraina, ngày 5.2, Nga đưa hai máy bay ném bom hạt nhân tầm xa tới Belarus.

Cận cảnh quân Mỹ đổ bộ Châu Âu giữa căng thẳng Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Quân Mỹ được Tổng thống Joe Biden cử đến để tiếp viện cho các đồng minh NATO ở Châu Âu đã tới Đức và Ba Lan.

Mỹ và NATO đã chuyển những vũ khí nào tới Ukraina?

Ngọc Vân |

Mỹ và NATO công khai cung cấp cho Ukraina vũ khí tấn công hiện đại và triển khai lực lượng bổ sung tới Đông Âu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Nga đưa oanh tạc cơ đến Belarus khi Mỹ điều quân sát Ukraina

Khánh Minh |

Trong bối cảnh Mỹ tăng quân tới sát Ukraina, ngày 5.2, Nga đưa hai máy bay ném bom hạt nhân tầm xa tới Belarus.

Cận cảnh quân Mỹ đổ bộ Châu Âu giữa căng thẳng Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Quân Mỹ được Tổng thống Joe Biden cử đến để tiếp viện cho các đồng minh NATO ở Châu Âu đã tới Đức và Ba Lan.

Mỹ và NATO đã chuyển những vũ khí nào tới Ukraina?

Ngọc Vân |

Mỹ và NATO công khai cung cấp cho Ukraina vũ khí tấn công hiện đại và triển khai lực lượng bổ sung tới Đông Âu.