Giá hàng hóa tại TPHCM dần ổn định

NGỌC LÊ |

TPHCM và các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để kiểm soát thị trường, do đó, giá nhiều mặt hàng hóa đang dần ổn định, không xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý.

Đảm bảo giá hàng hóa bình ổn

Từ đầu năm đến nay, giá hàng hóa ở TPHCM có nhiều biến động do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển cao… Giá một số mặt hàng thiết yếu như thịt heo, gạo được điều chỉnh tăng theo diễn biến chung của thị trường.

Bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market - cho biết, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu. Doanh nghiệp vẫn giữ giá bình ổn và tập trung hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, có các chương trình khuyến mãi, tập trung vào các nhãn hàng riêng của doanh nghiệp.

Tương tự, bà Lê Thị Tuyết Mai - Giám đốc Truyền thông Công ty P&G Việt Nam - cho biết, sức mua thị trường những tháng đầu năm ngày càng khả quan hơn. “Thời gian tới là vào mùa mua sắm, đặc biệt với những chương trình kích cầu của Sở Công Thương TPHCM. Chúng tôi mang nhiều sản phẩm thiết yếu, chất lượng, ưu đãi hấp dẫn đến nhiều người tiêu dùng hơn. Hy vọng sức mua càng tốt hơn” - bà Mai nói.

Các hệ thống siêu thị tại TPHCM như Saigon Co.op, SATRA, Go!, Big C… cũng chủ động thực hiện biện pháp bình ổn giá, giúp người tiêu dùng nhẹ gánh chi tiêu trong giai đoạn kinh tế khó khăn. "Giá cả các mặt hàng thiết yếu tại hệ thống bán lẻ của chúng tôi luôn ổn định bởi nguồn cung hàng hóa được chúng tôi bao tiêu và ký kết hợp đồng dài hạn từ trước. Chúng tôi phối hợp với nhà cung cấp triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá trực tiếp hơn 50% hoặc tặng kèm sản phẩm tập trung chủ yếu cho 200 sản phẩm rau củ quả Đà Lạt, sản phẩm hóa phẩm, công nghệ, đồ dùng và may mặc trong chương trình khuyến mãi tập trung” - ông Nguyễn Ngọc Thắng - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op - cho hay.

Không để tăng giá bất hợp lý

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, lãnh đạo thành phố chủ trương tổ chức, kêu gọi các nhà sản xuất và doanh nghiệp bình ổn cùng tham gia sẻ chia gánh nặng tài chính với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh sức mua yếu, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.

Về các chương trình kiểm soát giá tại TPHCM, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - nhận định, khi nền kinh tế của TPHCM đang từng bước hồi phục, thông qua chương trình bình ổn thị trường giúp người dân được tiếp cận nhiều hàng hóa thiết yếu với giá cả ổn định và góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng.

Đồng thời, đảm bảo thị trường tiêu dùng trên địa bàn thành phố được giữ vững ổn định, sức mua của người dân được nâng lên trong thời gian tới để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng của TPHCM.

Đại diện Cục Thống kê TPHCM cho biết, thành phố tiếp tục đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và du lịch với sự hưởng ứng của nhiều đơn vị. Nhiều hàng hóa thiết yếu được giảm giá sâu, đảm bảo chất lượng thu hút nhiều người dân mua sắm. TPHCM cũng chỉ đạo quyết liệt các quận, huyện luôn bám sát tình hình, doanh nghiệp bình ổn thị trường luôn trong trạng thái sẵn sàng bổ sung thiếu hụt cục bộ, không để mất cân đối cung cầu, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa… trong mọi tình huống.

NGỌC LÊ
TIN LIÊN QUAN

TPHCM không để tăng giá hàng hóa bất hợp lí

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Mang hàng hóa bình ổn giá đến tận nơi, phục vụ cho người yếu thế, công nhân lao động thu nhập thấp... là cách TPHCM kiểm soát tình trạng tăng giá bất hợp lí.

Kiểm soát lạm phát khi nhiều hàng hóa tăng giá

Đức Mạnh |

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát và linh hoạt trong điều hành giá là yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh nhiều mặt hàng có sự điều chỉnh về giá.

Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hóa Việt Nam

Cường Ngô |

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

"Thi đua thần tốc" - Kinh nghiệm cho những dự án trọng điểm quốc gia

Nhóm PV |

Có thể nói đường dây 500kV mạch 3 là một dự án trọng điểm ghi dấu ấn sâu sắc về quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của các đơn vị tham gia thi công. Trong bối cảnh thực hiện nước rút, nhiều sáng kiến giúp giảm thời gian, làm lợi hàng chục tỉ đồng cho ngân sách được nghiên cứu, phát hiện và áp dụng. Cũng chính từ những khó khăn, thách thức, những phương pháp mới, sáng tạo được áp dụng không chỉ có thể đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo kỹ thuật cho dự án hiện tại, mà còn có thể áp dụng cho nhiều dự án về sau.

Công nhân thi công dự án 500kV mạch 3 bật khóc vì nhớ nhà

Nhóm pv |

Để đưa dự án trọng điểm quốc gia - đường dây 500kV mạch 3 sớm về đích, những người công nhân có thể phải xa gia đình nhiều tháng trời.

Đánh giày qua app công nghệ, có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Khi tham gia vào ứng dụng đánh giày công nghệ, ngày cao điểm, thợ đánh giày có thể kiếm được từ 900.000 - 1.000.000 đồng.

Bão rời Philippines, mạnh lên dữ dội với gió giật 180km/h

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, cơn bão Shansha sau khi rời Philippines tiếp tục mạnh lên dữ dội, trở thành bão cuồng phong.

Bán nhà trong ngõ 3 tỉ đồng nhưng không đủ tiền mua chung cư

Thu Giang |

Dù đã rao bán thành công căn nhà trong ngõ 3 tỉ đồng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhưng chủ sở hữu vẫn không thể tìm mua được căn hộ chung cư.

TPHCM không để tăng giá hàng hóa bất hợp lí

Ngọc Lê - Thanh Chân |

Mang hàng hóa bình ổn giá đến tận nơi, phục vụ cho người yếu thế, công nhân lao động thu nhập thấp... là cách TPHCM kiểm soát tình trạng tăng giá bất hợp lí.

Kiểm soát lạm phát khi nhiều hàng hóa tăng giá

Đức Mạnh |

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát và linh hoạt trong điều hành giá là yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh nhiều mặt hàng có sự điều chỉnh về giá.

Cước vận tải biển tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hóa Việt Nam

Cường Ngô |

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định.