Ngành thể thao phân bổ 6.000 tỉ cho những bộ môn nào ở giai đoạn 2024-2030

AN NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam cần 6.000 tỉ trong giai đoạn 2024-2030 để nâng cao thành tích tại ASIAD và Olympic.

Tại Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 (ngày 21.12), ngành thể thao đã vạch ra nhóm giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển thể thao Việt Nam trong những năm tới, mỗi giai đoạn tương ứng với từng mức kinh phí khác nhau.

Giai đoạn 2024-2026 cần mức kinh phí từ 800-850 tỉ đồng/năm, giai đoạn 2027-2030 cần mức kinh phí 850-900 tỉ đồng/năm.

Nguồn kinh phí trên được sẽ được huy động từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn xã hội hoá (tài trợ, huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

Như vậy, tính chung giai đoạn 2024-2030, thể thao Việt Nam cần khoảng 6.000 tỉ đồng để nâng cao thành tích ở ASIAD, Olympic.

Trao đổi với Lao Động bên lề Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai công tác năm 2024, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt cho biết: "Mức đầu tư 800-850 tỉ/năm cho thể thao thành tích cao là số tiền không quá lớn. Con số này thấp hơn cả thể thao Hà Nội và TPHCM trong việc đầu tư. Chúng tôi phân thành 3 nhóm môn, hiện tại đang tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lí, nhà khoa học trong việc phân tích, đưa ra các nhóm môn.

Với số tiền này, hiện tại ngành thể thao đầu tư theo dạng dàn trải, chưa có những chính sách cho những đối tượng đặc biệt. Chúng tôi phải giải quyết công việc này trong năm 2024 để đến năm 2025, số tiền này thực sự nằm chính ở các đối tượng được đầu tư trọng điểm".

Ông Việt nhấn mạnh: "Ngoài các vấn đề về tập huấn dài hạn còn phải thuê chuyên gia đối với môn trọng điểm. Các chuyên gia cao cấp hơn, có lí lịch làm việc tốt, tâm huyết và yêu thể thao; chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực khoa học mà Việt Nam còn hạn chế.

Ngoài ra, số tiền trên còn được tập trung cho những đội tuyển thi đấu giành suất tham dự Olympic, tập huấn ở những cơ sở có chất lượng để các vận động có thể phá ngưỡng thành tích, có khả năng đạt huy chương tại đấu trường ASIAD và Olympic".

kinht ế
Các môn có cơ hội giành suất dự Olympic được đầu tư trọng điểm. Ảnh: Bùi Lượng

Căn cứ số môn và khả năng thực tế về lực lượng vận động viên hiện có, Cục Thể dục Thể thao xác định các môn thể thao trọng điểm, mũi nhọn, có thể mạnh và khả năng tranh chấp huy chương tại ASIAD 20 năm 2026 và Olympic 2028 như sau:

Nhóm 1: Các môn thể thao, nội dung trọng điểm có thể tranh chấp huy chương vàng ASIAD và tranh chấp huy chương Olympic là điền kinh, bơi lội, bắn súng, thể dục dụng cụ, cử tạ, đua thuyền, xe đạp, bắn cung, cầu lông và nội dung hạng cân nhỏ ở các môn đối kháng như taekwondo, boxing, judo, vật.

Nhóm 2: Các môn thể thao, nội dung trọng điểm có thể tranh chấp huy chương ASIAD và huy chương vàng tại SEA Games gồm 16 môn bóng đá, bơi, đua thuyền, cử tạ, bắn súng, karate, taekwondo, wushu, bắn cung, pencak silat, boxing, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, vật, xe đạp, điền kinh, các môn cờ, bóng chuyền, golf.

Nhóm 3: Nhóm môn thuộc xã hội hóa hiện đại và tính công nghệ như thể thao điện tử (esport), xe đạp lòng chảo, BMX, leo núi, thuyền buồm, cờ, golf, tennis.

Liên quan đến việc đầu tư dàn trải các môn thể thao, Cục trưởng Đặng Hà Việt cho hay: “Nhiều người mặc định hiểu rằng đầu tư dàn trải là chia đều số tiền đó cho các bộ môn trọng điểm và không trọng điểm. Tuy nhiên, cách hiểu này chưa đúng.

Đối với các bộ môn trọng điểm, chúng tôi tập trung đầu tư và tập huấn dài hạn. Còn những bộ môn khác mang tích chất chiến thuật, các môn quốc gia như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ thì chỉ tập huấn ngắn hạn và đưa đi thi đấu”.

Ông Việt giải thích thêm: “Góc độ dàn trải ở đây là chưa có chính sách phù hợp trong đầu tư trọng điểm, bao gồm về lương, tiền ăn. Các vận động trọng điểm và không trọng điểm đều có chế độ như nhau.

Ngoài ra, trang thiết bị tập luyện tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia có tiêu chuẩn như nhau, chưa có gì phân tách giữa nhóm trọng điểm và không trọng điểm.

Bên cạnh đó, các bộ máy hỗ trợ cho các môn thể thao trọng điểm không nhiều, khi vận động viên đi thi đấu chỉ có 1 ban huấn luyện tham gia. Chẳng hạn như Nguyễn Thuỳ Linh thường xuyên đi thi một mình, hoặc cùng lắm là chỉ có 1 huấn luyện viên.

Trong khi đó, vận động viên cầu lông quốc tế khi thi đấu có 1 tổ ban huấn luyện, người thì phân tích dữ liệu, người thì làm công tác chuyên môn, thể lực, thậm chí có bác sĩ chuyên trách đi cùng”.

AN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Việc thay đổi thể thao thành tích cao cần sự chủ động

HOÀI VIỆT |

Để thể thao thành tích cao có sự thay đổi tốt hơn thì cần sự vận hành chung tay và phải có mục tiêu, quyết tâm cụ thể.

Thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất dự Olympic 2024

AN NGUYÊN |

Ngoài bắn súng, xe đạp và bơi đã có 3 suất chính thức dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất ở một số môn như cầu lông, bắn cung, taekwondo, boxing...

Thể thao Việt Nam cần 6.000 tỉ đồng để nâng cao thành tích ở ASIAD, Olympic

AN NGUYÊN |

Nguồn kinh phí để thể thao Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2024-2030 là khoảng 6.000 tỉ đồng, nhằm cải thiện công tác huấn luyện, chuyên môn của vận động viên, nâng cao thành tích tại ASIAD và Olympic.

Cận cảnh cổng chào 40 tỉ đồng của Bình Dương trước thềm năm mới

ĐÌNH TRỌNG |

Cổng chào Bình Dương (trên Quốc lộ 13 tại cửa ngõ ra vào giáp với TPHCM) được đầu tư xây dựng 40 tỉ đồng từ năm 2010, sau đó duy tu nhiều lần vào các dịp cuối năm. Đến nay, chỉ còn ít ngày nữa là hết năm 2023, nhưng khu vực cổng chào đã cũ vẫn chưa được trang trí chào mừng năm mới.

Đảm bảo chế độ, thực hiện chính sách tiền lương mới cho cán bộ công chức

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường yêu cầu nghiên cứu tổng thể, thực hiện quy định tiền lương mới từ ngày 1.7.2024, đồng thời, giải quyết khó khăn trước mắt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Công bố danh sách đội tuyển Việt Nam: Nguyễn Filip lần đầu góp mặt

NHÓM PV |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công bố danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho Asian Cup 2023 theo hình thức trực tuyến (livestream).

Sự nghiệp đạo diễn Biệt động Sài Gòn - người làm nên tên tuổi Thương Tín

ĐÔNG DU |

Đạo diễn Long Vân là người cầm trịch bộ phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm đưa Thương Tín trở thành một trong những tài tử được săn đón thời điểm đó.

Thanh Hoá thanh tra tham nhũng, tiêu cực hàng trăm doanh nghiệp

Lâm Du |

Hàng trăm doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thanh Hoá sẽ vào “tầm ngắm” thanh tra về tham nhũng, tiêu cực, nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước trong năm 2024.

Việc thay đổi thể thao thành tích cao cần sự chủ động

HOÀI VIỆT |

Để thể thao thành tích cao có sự thay đổi tốt hơn thì cần sự vận hành chung tay và phải có mục tiêu, quyết tâm cụ thể.

Thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất dự Olympic 2024

AN NGUYÊN |

Ngoài bắn súng, xe đạp và bơi đã có 3 suất chính thức dự Olympic Paris 2024, thể thao Việt Nam phấn đấu giành thêm 10-12 suất ở một số môn như cầu lông, bắn cung, taekwondo, boxing...

Thể thao Việt Nam cần 6.000 tỉ đồng để nâng cao thành tích ở ASIAD, Olympic

AN NGUYÊN |

Nguồn kinh phí để thể thao Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2024-2030 là khoảng 6.000 tỉ đồng, nhằm cải thiện công tác huấn luyện, chuyên môn của vận động viên, nâng cao thành tích tại ASIAD và Olympic.