vi phạm bản quyền truyền hình:

Khán giả Việt Nam nguy cơ bị cắt World Cup 2018

Thế Lâm |

Khi World Cup 2018 khai cuộc và sóng truyền hình giải đấu được phát rộng rãi tại Việt Nam nhờ VTV mua được bản quyền, người hâm mộ thấy vui. Nhưng cũng không ít người phập phồng khi những cảnh báo về hệ lụy của nạn xâm phạm bản quyền đang bị không ít đối tượng phớt lờ…

Vẫn “vô tư” vi phạm…

Trước khi World Cup 2018 khai cuộc, phía VTV đã cảnh báo: Tình trạng vi phạm bản quyền - đặc biệt trên nền tảng Internet và OTT qua smartphone - có thể khiến FIFA cắt sóng bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam. Tất nhiên là VTV có cơ sở để lo lắng cho việc này bởi nhiều chương trình của nhà đài từ nhiều năm trở lại đây thường xuyên bị xâm phạm trên nền tảng YouTube, Facebook và các website thông tin. Nhưng ngay cả người hâm mộ nói chung, cũng không khỏi phập phồng. Là bởi nếu xảy ra hệ lụy VTV bị cắt sóng bản quyền World Cup 2018, thì người chịu thiệt thòi cuối cùng chính là khán thính giả tại Việt Nam.

Thế nhưng những cảnh báo trong những ngày qua từ phía VTV cũng như các phương tiện truyền thông không khiến cho nhiều đối tượng chùn tay. Bằng chứng là mới ba ngày đầu diễn ra World Cup 2018, theo thống kê sơ bộ, đã xảy ra hơn 700 vụ xâm phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá này tại Việt Nam, trong đó có hơn 300 vụ đã được ngăn chặn. Trên thực tế, những vụ được phát hiện có thể chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ trong tổng số vụ vi phạm trên môi trường Internet nói chung và các ứng dụng trên smartphone nói riêng.

Tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình bóng đá hiện nay diễn ra khá tinh vi và dưới nhiều hình thức, phương thức đòi hỏi phía nắm bản quyền là VTV phải có một đội ngũ chuyên trách rà quét và soát xét mới có thể phát hiện được.

Các cách thức đối tượng vi phạm thường sử dụng là lấy lại sóng phát trên website để thu hút người dùng (users) hoặc gồm cả việc bản quyền xem bản chất lượng cao hơn đồng thời cũng thu thêm nhờ vào quảng cáo; chia sẻ lại các đường link trên Facebook hoặc phát lại trên YouTube; lấy lại hình ảnh và clip có độ dài hơn 90 giây/trận nhưng không ghi rõ nguồn…

Xem “chùa” và dùng “chùa” bản quyền truyền hình tại Việt Nam từ lâu đã trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế của nhiều đối tượng và người dùng. Ở đây không chỉ là ý thức mà còn thể hiện sự cố tình vi phạm để trục lợi, kinh doanh thương mại. Việc ngăn chặn các hành vi vi phạm này luôn là một thách thức đầy phức tạp mà trên thực tế, một số nhà đài vì không ngăn chặn được đành để bị cắt bản quyền chiếu theo hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài.

Một website vi phạm bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam.
Một website vi phạm bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam.

Chung tay ngăn chặn

Còn nhớ trong hai mùa giải 2015-2016 và 2016-2017 của cúp bóng đá Châu Âu gồm Champions League và Europa League, VTVCab mua được bản quyền từ nước ngoài nhưng cứ đến vòng bán kết trở đi thì bị cắt sóng. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng xâm phạm bản quyền tràn lan tại Việt Nam khiến đối tác nước ngoài cắt sóng theo các quy định trong hợp đồng. Hai mùa bóng liền, người hâm mộ Việt Nam hụt hẫng vì tình thế đang xem giữa chừng thì bị cắt. Phải đến mùa bóng 2017-2018 khi K+ công bố mua được bản quyền phát sóng hai giải Champions League và Europa League trong ba mùa liên tiếp thì khán giả mới có cơ hội xem lại giải bóng đá vô địch Châu Âu một cách ổn định.

Những năm trước, K+ cũng rất dè dặt và thận trọng trong việc hợp tác chia sẻ bản quyền với các đài truyền hình cáp mà chỉ chia sẻ với FPT hay VNPT phát trên nền tảng Internet. Lý do được K+ nêu ra là chỉ hợp tác chia sẻ bản quyền với các đài có tính khả thi về mặt kỹ thuật chống ăn cắp bản quyền. Trên thực tế vài năm qua, bản quyền của K+ khó bị lấy cắp hơn các nhà đài khác cũng vì các rào cản kỹ thuật chống lấy cắp sóng có tính bảo mật cao.

Đến mùa World Cup 2018 đã có những thay đổi đáng kể về nhận thức khi tình trạng ăn cắp, xâm phạm bản quyền có khả năng gây ra thiệt thòi cho hàng chục triệu người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam nói chung. Chính vì thế không cần VTV nhờ vả nhưng đã có hàng chục người tình nguyện trở thành các “hiệp sĩ” tham gia bảo vệ bản quyền World Cup 2018.

Từ con số ban đầu chỉ có 11 người, đến nay nhóm “hiệp sĩ” bảo vệ bản quyền đã lên tới hơn 20 người. Các “hiệp sĩ” thường bắt tay vào cao điểm công việc khi các trận đấu diễn ra và VTV tiếp sóng. Họ sẽ ngồi trước thiết bị để quét link và khi phát hiện vi phạm của người dùng trên  Facebook và YouTube thì sẽ báo cáo luôn cho hai mạng xã hội này để ngăn chặn. Đối với nhóm đối tượng vi phạm là các website ăn cắp sóng bản quyền World Cup 2018, các “hiệp sĩ” sẽ gửi đường link cho VTV biết để xử lý. Những “hiệp sĩ” tuy làm việc tình nguyện nhưng họ lại có những hiểu biết về mạng xã hội và kỹ năng, kỹ thuật trên internet vì thế mang đến sự hỗ trợ rất hữu ích cho VTV, giúp cho nhà đài này tiết giảm được bộ máy nhân sự cho công việc này.

Bên cạnh đó, trong mùa World Cup này trước nguy cơ bị mất bản quyền vì tình trạng vi phạm, nhiều NHM cũng có ý thức cùng chung tay với VTV bảo vệ bản quyền. Theo nhà đài này, trong 3 ngày đầu của giải đã có hơn 200 trường hợp báo cáo các vụ vi phạm đến Fanpage của VTV, một điều mà lâu nay còn ít xảy ra.

Nếu ví những đối tượng vi phạm bản quyền World Cup là những “con chuột” và bản quyền là “chiếc bình” thì để bảo vệ “chiếc bình” cần phải quyết liệt đập những “con chuột”. Đừng ngại “ném chuột sẽ vỡ “bình” mà ngược lại, quyết liệt đập “chuột” để bảo vệ bản quyền cho người xem World Cup 2018 tại Việt Nam.

Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử: Cần phát hiện, phê phán, ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền

Tại cuộc giao ban báo chí ngày 19.6, ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết: “Việc vi phạm bản quyền truyền hình World Cup diễn ra khá phổ biến, tính đến nay đã phát hiện 1.000 trang chia sẻ và livetream trên mạng xã hội. Theo tìm hiểu, việc nhiều cá nhân tường thuật trận đấu tại World Cup nhằm câu like, thu hút cộng đồng mạng để sau đó bán fanpage để kiếm lời. Hiện các cơ quan chức năng cũng yêu cầu YouTube hỗ trợ việc phát hiện, ngăn chặn và gỡ các đường link tường thuật World Cup từ Việt Nam. Dù YouTube cũng đã có những động thái tích cực nhưng họ cho rằng việc này thuộc trách nhiệm chính của đơn vị có bản quyền là VTV.

Đối với các cục, vụ của Bộ TTTT cũng đã có những bước triển khai tiến hành phát hiện và ngăn chặn hiện tượng này”.

Ông Thanh Lâm cũng bày tỏ mong muốn báo chí cùng vào cuộc phát hiện, phê phán và ngăn chặn việc vi phạm bản quyền không chỉ bản quyền truyền hình World Cup mà còn các sự kiện khác mà các doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ tiền ra để mua bản quyền. “Nếu việc vi phạm bản quyền diễn ra nghiêm trọng sẽ gặm nhấm doanh thu của những cơ quan truyền thông vốn ngày càng eo hẹp khi lượng lớn doanh thu quảng cáo đang chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài”. P.V

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

VTV "kêu cứu" về 700 tài khoản "ăn cắp" World Cup 2018, Bộ Thông tin Truyền thông ra tay

Phi Yến |

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có những chia sẻ về công văn "cầu cứu" của VTV trước vấn nạn vi phạm bản quyền World Cup 2018.

Bản quyền World Cup 2018: Mua đã khó, đừng để mất quá dễ…

Thế Lâm |

World Cup 2018 đã bước sang ngày thứ năm và các trận đấu hứa hẹn đầy sôi động vẫn đang còn ở phía trước. Từ phía VTV, nhà đài nắm bản quyền phát sóng World Cup 2018 tại Việt Nam, vẫn cho biết đang quan ngại về tình trạng xâm phạm bản quyền.

Nạn vi phạm bản quyền World Cup 2018 ngày càng diễn biến phức tạp

Đ.B |

Tình trạng vi phạm bản quyền World Cup 2018 ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nếu cứ tiếp tục, nguy cơ FIFA cắt sóng sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

VTV "kêu cứu" về 700 tài khoản "ăn cắp" World Cup 2018, Bộ Thông tin Truyền thông ra tay

Phi Yến |

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có những chia sẻ về công văn "cầu cứu" của VTV trước vấn nạn vi phạm bản quyền World Cup 2018.

Bản quyền World Cup 2018: Mua đã khó, đừng để mất quá dễ…

Thế Lâm |

World Cup 2018 đã bước sang ngày thứ năm và các trận đấu hứa hẹn đầy sôi động vẫn đang còn ở phía trước. Từ phía VTV, nhà đài nắm bản quyền phát sóng World Cup 2018 tại Việt Nam, vẫn cho biết đang quan ngại về tình trạng xâm phạm bản quyền.

Nạn vi phạm bản quyền World Cup 2018 ngày càng diễn biến phức tạp

Đ.B |

Tình trạng vi phạm bản quyền World Cup 2018 ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nếu cứ tiếp tục, nguy cơ FIFA cắt sóng sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.