Việt Nam - đối tác chủ động, tin cậy của Liên Hợp Quốc

Cúc Phương |

Sáng 21.9 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới New York (Mỹ), bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ ngày 21-24.9. Chuyến công tác của Chủ tịch nước đặc biệt ở chỗ diễn ra vào thời điểm Việt Nam kỷ niệm 44 năm gia nhập Liên Hợp Quốc.

Từ “tham gia tích cực” đến “tham gia định hình luật chơi”

Theo chương trình, trong thời gian ở New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76; dự hội nghị trực tuyến Thượng đỉnh Toàn cầu về COVID-19 do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris chủ trì với chủ đề “Chấm dứt đại dịch, xây dựng tương lai tốt đẹp hơn”. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với nguyên thủ các quốc gia bên lề Đại hội đồng.

Chuyến công tác của Chủ tịch nước tại Liên Hợp Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam kỷ niệm 44 năm gia nhập tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Ngày 20.9.1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

44 năm qua, Việt Nam đã "trưởng thành” từ thành viên tham dự để trở thành đối tác mạnh mẽ, tin cậy của Liên Hợp Quốc vì hòa bình và phát triển bền vững. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên Hợp Quốc, trong đó có đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên Hợp Quốc về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

Trên quan điểm đối ngoại chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” đến “tham gia định hình luật chơi”, Việt Nam đã tích cực ứng cử, tham gia một cách thực chất hơn vào các cơ quan chấp hành của các tổ chức phát triển lớn của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã và đang đảm nhiệm hai lần vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2008-2009; 2020-2021). Việc Việt Nam lần thứ hai trong vòng hơn 10 năm được bầu làm thành viên cơ quan có vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, không chỉ là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với vị thế của Việt Nam đổi mới, hội nhập, mà còn là sự tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế trong những năm tới.

Thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dành nhiều thời gian tiếp và đối thoại với lãnh đạo nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Mỹ để tiếp tục kêu gọi, thúc đẩy các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam.

Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định: Thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch trong 7 tháng đầu năm 2021 là 62,5 tỉ USD, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt mức 53,6 tỉ USD, tăng gần 34,7% so với cùng kỳ 2020. Việt Nam vận động thành công Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ trong Báo cáo định kỳ của Bộ Tài chính Mỹ về Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đã đạt thỏa thuận về tiền tệ với Bộ Tài chính Mỹ, tạo cơ sở để Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính thức hôm 23.7 về việc sẽ không có hành động áp thuế thương mại nào với Việt Nam tại thời điểm này.

Về đầu tư, đến năm 2020, Mỹ xếp thứ 11/135 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của Mỹ tiếp tục duy trì quan tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam. Phía Mỹ cũng bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam quan tâm như phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, năng lượng, kinh tế số...

Hợp tác y tế là điểm sáng của quan hệ hai nước từ năm 2020 đến nay. Hai bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế và ứng phó với dịch COVID-19. Bộ Y tế đã đàm phán thành công để mua 51 triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ. Thông qua chương trình COVAX, đến nay Mỹ đã chuyển cho phía Việt Nam hơn 6 triệu liều vaccine bao gồm 5,1 triệu liều Moderna và hơn 1,05 triệu liều Pfizer. Phía Mỹ cũng đã khai trương Văn phòng CDC khu vực tại Hà Nội nhân chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris (25.8.2021).

Cúc Phương
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch nước tới Mỹ, bắt đầu dự chương trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới New York (Mỹ) sáng 21.9 theo giờ Việt Nam, bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ.

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch nước tại Liên Hợp Quốc

Ngọc Vân |

Chuyến công tác của Chủ tịch nước tại Liên Hợp Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam kỷ niệm 44 năm gia nhập tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh (20.9.1977 - 20.9.2021).

Quy tắc mới cho lãnh đạo thế giới dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Hải Anh |

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải tiêm vaccine COVID-19 trước khi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần tới, lãnh đạo đại hội đồng và quan chức thành phố New York, Mỹ, cho biết.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch nước tới Mỹ, bắt đầu dự chương trình Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới New York (Mỹ) sáng 21.9 theo giờ Việt Nam, bắt đầu chương trình tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Mỹ.

Chuyến công tác đặc biệt của Chủ tịch nước tại Liên Hợp Quốc

Ngọc Vân |

Chuyến công tác của Chủ tịch nước tại Liên Hợp Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Việt Nam kỷ niệm 44 năm gia nhập tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh (20.9.1977 - 20.9.2021).

Quy tắc mới cho lãnh đạo thế giới dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Hải Anh |

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải tiêm vaccine COVID-19 trước khi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần tới, lãnh đạo đại hội đồng và quan chức thành phố New York, Mỹ, cho biết.