Vì sao chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chưa có hiệp định hòa bình?

Hải Anh |

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang có mặt tại Hà Nội trong ngày thứ hai của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 với kỳ vọng sẽ đạt được một bước tiến nào đó hướng tới thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào ngày 25.6 - mùa hè năm 1950, gần 70 năm trước khi các xe tăng Triều Tiên đi qua vĩ tuyến 38, ranh giới giữa hai miền Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ 2. Ngay sau đó, Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để bảo vệ Hàn Quốc. 48 quốc gia thành viên và 7 quốc gia không phải thành viên Liên Hợp Quốc đã cam kết hỗ trợ trang thiết bị, viện trợ và đưa quân tham gia chiến tranh Triều Tiên.

Nghị quyết 84 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 7.7.1950 khuyến nghị các thành viên cung cấp lực lượng và các sự hỗ trợ khác cho bộ chỉ huy thống nhất dưới sự lãnh đạo của Mỹ tham gia cuộc chiến này.

Đến năm 1953, Mỹ, Triều Tiên và Trung Quốc - các bên tham gia cuộc chiến - ký hiệp định đình chiến kết thúc khoảng 3 năm chiến tranh. Tuy nhiên, văn bản này là lệnh ngừng bắn, không phải là một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn. Hàn Quốc thậm chí không ký vào hiệp định đình chiến vì cảm thấy lợi ích của nước này không được thể hiện đầy đủ.

Tháng 4 năm ngoái, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được tuyên bố không còn chiến tranh - điều này càng làm dấy lên kỳ vọng về một tuyên bố tương tự tại Hà Nội giữa Mỹ và Triều Tiên.

Đầu tuần này, phát ngôn viên của Tổng thống Moon Jae-in cho biết: "Triều Tiên và Mỹ là các bên còn lại. Do đó, nếu hai bên tuyên bố chấm dứt chiến tranh, có nghĩa là tất cả 4 quốc gia tham chiến trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đều đã tuyên bố kết thúc chiến tranh". Trước đó, Mỹ và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ trong thập niên 70.

Dù vậy, vào thời điểm đó, các bên đã thực hiện các biện pháp ngừng chiến tạm thời. Các kế hoạch lớn được thực hiện nhằm xây dựng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị Geneva năm 1954. Tuy nhiên, các bên tham gia hội nghị không tìm kiếm được sự đồng thuận và không có hiệp ước hòa bình nào được đưa ra.

Vì Hàn Quốc không ký ký hiệp định đình chiến năm 1953, điều này đồng nghĩa với việc Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.

Về phía Mỹ, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên Charles K.Armstrong của Đại học Columbia cho biết, "Mỹ và Triều Tiên về mặt kỹ thuật cũng vẫn trong tình trạng chiến tranh vì Mỹ tham gia trong cuộc xung đột này và là bên đứng đầu bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc".

Hiện Mỹ có khoảng 28.000 quân nhân thuộc các lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc. Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc và tham gia các cuộc tập trận thường xuyên giữa hai nước đồng minh. Theo USA Today, Mỹ có 19.000 binh sĩ lực lượng lục quân, 8.000 binh sĩ lực lượng không quân, khoảng 1.000 binh sĩ hải quân và khoảng 200 binh sĩ thủy quân lục chiến.

Phần lớn quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đồn trú tại doanh trại Garrison Humphreys ở Pyeongtaek; Yongsan ở Seoul và doanh trại Walker ở Daegu.

Không quân  Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 2 căn cứ, Osan và Kunsan. Hải quân hoạt động ở Busan và Jinhae. Quân đội Mỹ hiện đang di chuyển hầu hết các lực lượng của mình từ các căn cứ gần biên giới với Triều Tiên đến các căn cứ ở xa hơn về phía nam.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài

hl |

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều giống như "một bộ phim giả tưởng" cho những người còn ngờ vực.

Việt Nam: Điểm đến của những hội nghị quốc tế quan trọng

Vân Anh thực hiện |

Đến Việt Nam để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2, nhiều phóng viên báo chí quốc tế đã rất ấn tượng với sự thay đổi nhanh của Việt Nam. Đặc biệt sự khang trang, sạch sẽ của thành phố Hà Nội - Thành phố vì Hòa Bình.

Đoạn trao đổi đầu ngày họp thứ 2 của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim

BQT |

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đến khách sạn Sofitel Legend Metropole và bắt đầu ngày làm việc thứ 2 hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều từ 9h sáng 28.2.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài

hl |

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều giống như "một bộ phim giả tưởng" cho những người còn ngờ vực.

Việt Nam: Điểm đến của những hội nghị quốc tế quan trọng

Vân Anh thực hiện |

Đến Việt Nam để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2, nhiều phóng viên báo chí quốc tế đã rất ấn tượng với sự thay đổi nhanh của Việt Nam. Đặc biệt sự khang trang, sạch sẽ của thành phố Hà Nội - Thành phố vì Hòa Bình.

Đoạn trao đổi đầu ngày họp thứ 2 của Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim

BQT |

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đến khách sạn Sofitel Legend Metropole và bắt đầu ngày làm việc thứ 2 hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều từ 9h sáng 28.2.