Suy giảm đáng báo động tại "thủ phủ gấu Bắc Cực"

Thanh Hà |

Nghiên cứu cho thấy, tại "thủ phủ gấu Bắc Cực thế giới", gấu cái và gấu con đặc biệt khó sống sót.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tỉ lệ tử vong đáng báo động của gấu Bắc cực ở Vịnh Tây Hudson của Canada - khu vực được gọi là "thủ phủ gấu Bắc cực thế giới".

Theo một cuộc khảo sát mới của chính phủ, những con gấu Bắc Cực đang chết dần ở rìa phía nam của Bắc Cực với số lượng lớn. Nghiên cứu nhận thấy gấu cái và gấu con đặc biệt khó sống sót.

Cuộc khảo sát mới nhận thấy chỉ còn 618 cá thể gấu Bắc Cực còn lại trong khu vực tính đến năm 2021, giảm mạnh so với 842 con được tìm thấy ở đây vào năm 2016.

Andrew Derocher, giáo sư sinh vật học tại Đại học Alberta, người đã nghiên cứu về loài gấu bắc cực ở Vịnh Hudson trong gần 40 năm, cho hay: “Sự suy giảm thực tế lớn hơn rất nhiều so với tôi dự đoán".

Vịnh Tây Hudson của Canada - khu vực được gọi là “thủ phủ gấu Bắc cực thế giới“. Ảnh: AFP
Vịnh Tây Hudson của Canada - khu vực được gọi là “thủ phủ gấu Bắc cực thế giới“. Ảnh: AFP

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm kéo dài trong nhiều thập kỷ. Nghiên cứu xác định, kể từ những năm 1980, số lượng gấu Bắc Cực trong khu vực đã giảm gần 50%. Sự suy giảm này có mối tương quan với sự biến mất của lớp băng cần cho sự sống của gấu Bắc Cực.

Gấu Bắc Cực sống dựa trên băng biển vùng cực - nước biển đóng băng - nơi chúng bơi và săn mồi. Băng thu hẹp theo mùa vào mùa hè khi nhiệt độ ấm hơn và mở rộng trở lại trong những tháng mùa đông lạnh hơn.

Stephen Atkinson, tác giả chính của nghiên cứu, người đã nghiên cứu gấu Bắc Cực trong hơn 30 năm, cho biết băng biển này đang tan chảy sớm hơn trong năm và cần nhiều thời gian hơn để đóng băng do nhiệt độ nhìn chung ấm hơn bởi biến đổi khí hậu.

Chuyên gia Atkinson chỉ ra, băng giảm đi và ít gấu Bắc Cực hơn dẫn đến giảm cơ hội giao phối hơn ảnh hưởng nhiều đến sự suy giảm của loài "bởi có ít gấu con sống sót và trưởng thành hơn".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nam Cực có nguy cơ không còn chim cánh cụt hoàng đế

Thanh Hà |

2/3 các loài bản địa ở Nam Cực, bao gồm cả chim cánh cụt hoàng đế, đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc giảm mạnh số lượng vào năm 2100 theo quỹ đạo nóng lên toàn cầu hiện nay.

ADN cổ xưa nhất tiết lộ thế giới bị mất từng tồn tại ở Bắc Cực

Thanh Hà |

Ngày nay, Bắc Cực là hoang mạc cằn cỗi, nhưng 2 triệu năm trước là khung cảnh cây cối tươi tốt với nhiều loài động vật, trong đó có loài voi răng mấu hiện đã tuyệt chủng.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nam Cực có nguy cơ không còn chim cánh cụt hoàng đế

Thanh Hà |

2/3 các loài bản địa ở Nam Cực, bao gồm cả chim cánh cụt hoàng đế, đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc giảm mạnh số lượng vào năm 2100 theo quỹ đạo nóng lên toàn cầu hiện nay.

ADN cổ xưa nhất tiết lộ thế giới bị mất từng tồn tại ở Bắc Cực

Thanh Hà |

Ngày nay, Bắc Cực là hoang mạc cằn cỗi, nhưng 2 triệu năm trước là khung cảnh cây cối tươi tốt với nhiều loài động vật, trong đó có loài voi răng mấu hiện đã tuyệt chủng.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.