Nam Cực có nguy cơ không còn chim cánh cụt hoàng đế

Thanh Hà |

2/3 các loài bản địa ở Nam Cực, bao gồm cả chim cánh cụt hoàng đế, đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc giảm mạnh số lượng vào năm 2100 theo quỹ đạo nóng lên toàn cầu hiện nay.

Nghiên cứu quốc tế giữa các nhà khoa học, nhà bảo tồn và nhà hoạch định chính sách từ 28 tổ chức ở 12 quốc gia xác định chim cánh cụt hoàng đế là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, tiếp theo là các loài chim biển khác và giun đất khô.

“Có tới 80% đàn chim cánh cụt hoàng đế được dự đoán gần như tuyệt chủng vào năm 2100 (dân số giảm hơn 90%) với lượng phát thải khí nhà kính tăng như hiện nay” - báo cáo chỉ ra.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos Biology cũng phát hiện ra việc thực hiện song song 10 chiến lược quản lý mối đe dọa chính – sẽ tiêu tốn khoảng 23 triệu USD hàng năm – có thể mang lại lợi ích cho tới 84% sinh vật ở Nam Cực. Trong đó, tác động chính sách toàn cầu để ngăn chặn có hiệu quả việc nóng lên toàn cầu được xác định là chiến lược bảo tồn có lợi nhất.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jasmine Lee, thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, cho biết: “Có nhiều mối đe dọa ảnh hưởng đến các loài ở Nam Cực dù thực tế chúng tôi coi đó là vùng hoang dã xa xôi và nguyên sơ. Mối đe dọa lớn nhất không đến từ chính Nam Cực".

Tiến sĩ Aleks Terauds, thuộc Bộ phận Nam Cực của Australia và là đồng tác giả của nghiên cứu chỉ ra, nghiên cứu nêu bật “đa dạng sinh học đang chịu sức ép đáng kể ở Nam Cực”.

Theo nghiên cứu mới nhất, chim cánh cụt hoàng đế là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Ảnh: Australian Antarctic Division
Theo nghiên cứu mới nhất, chim cánh cụt hoàng đế là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Ảnh: Australian Antarctic Division

“Nam Cực được bảo vệ rất tốt thông qua hiệp ước Nam Cực và thông qua nghị định thư về bảo vệ môi trường. Nhưng với tính độc đáo của lục địa, các giá trị hoang dã và đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của lục địa, chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những thứ mà chúng ta có thể thử và đảm bảo mọi thứ ở đây bị ảnh hưởng ít nhất có thể" - ông Terauds nhấn mạnh.

Giảm thiểu tác động từ các hoạt động của con người với Nam Cực được xác định là chiến lược quản lý hiệu quả nhất về chi phí, chuyên gia này lưu ý.

Những phương pháp khác bao gồm giảm thiểu dấu chân môi trường của tàu thuyền và máy bay vận tải cũng như các dự án cơ sở hạ tầng, bảo vệ thảm thực vật khỏi bị giẫm đạp và các thiệt hại vật chất khác.

Báo cáo nhận thấy ngay cả khi không thể giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu, thì tất cả các chiến lược khu vực hợp lại vẫn sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 54% các loài ở Nam Cực.

Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu với các loài chim biển mang tính biểu tượng như chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt Adélie. “Chim cánh cụt hoàng đế dựa vào băng để sinh sản. Nếu chúng mất môi trường sinh sản phù hợp có thể dẫn đến dân số suy giảm theo thời gian" - Lee nói.

Những loài ở Nam Cực ít được biết đến hơn như Scottnema lindsayae, một loại giun tròn, đã bị suy giảm. “Đó là loài chuyên sống ở Nam Cực, tồn tại ở vùng đất khá mặn và khô. Khi băng bắt đầu tan và trời ấm hơn… đất ẩm hơn và ít mặn hơn" - chuyên gia Lee lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Tìm thấy xác tàu đắm huyền thoại Endurance ở Nam Cực

Thanh Hà |

Mùa thu năm 1915, tàu Endurance của nhà thám hiểm địa cực Ernest Shackleton bị chìm ngoài khơi Nam Cực, khiến thủy thủ đoàn mắc cạn trên băng. Tất cả 28 thủy thủ của đoàn thám hiểm cuối cùng được cứu nhưng nơi an nghỉ cuối cùng của con tàu vẫn là một bí ẩn hàng hải suốt hàng trăm năm qua.

Nhật Bản "nhờ" hải cẩu tới Nam Cực thu thập dữ liệu

Anh Vũ |

Trong công cuộc nghiên cứu những vùng biển dưới lớp băng Nam Cực, các nhà khoa học Nhật Bản đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của những chú hải cẩu.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Thế giới động vật: Vì sao không có gấu Bắc Cực ở Nam Cực?

Nguyễn Hạnh (theo Live Science) |

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, Bắc Cực và Nam Cực lại là nơi sinh sống của những sinh vật rất khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ ở Bắc Cực mới có loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Tìm thấy xác tàu đắm huyền thoại Endurance ở Nam Cực

Thanh Hà |

Mùa thu năm 1915, tàu Endurance của nhà thám hiểm địa cực Ernest Shackleton bị chìm ngoài khơi Nam Cực, khiến thủy thủ đoàn mắc cạn trên băng. Tất cả 28 thủy thủ của đoàn thám hiểm cuối cùng được cứu nhưng nơi an nghỉ cuối cùng của con tàu vẫn là một bí ẩn hàng hải suốt hàng trăm năm qua.

Nhật Bản "nhờ" hải cẩu tới Nam Cực thu thập dữ liệu

Anh Vũ |

Trong công cuộc nghiên cứu những vùng biển dưới lớp băng Nam Cực, các nhà khoa học Nhật Bản đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của những chú hải cẩu.