Quan chức Ba Lan đề xuất xây tường biên giới với Nga

Ngọc Vân |

Quan chức cấp cao của Ba Lan cho rằng nước này nên xem xét xây bức tường biên giới với Nga để ngăn chặn khủng hoảng di cư.

Ông Krzysztof Sobolewski, Tổng thư ký đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền, cho biết Ba Lan nên xem xét việc xây dựng "công sự" ở biên giới của mình với Kaliningrad - vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga - để ngăn chặn dòng người di cư Châu Phi và Châu Á vào Ba Lan.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Ba Lan, ông Sobolewski bày tỏ lo ngại về khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng di cư năm 2021 ở biên giới Belarus - Ba Lan. Ông nói rằng "cuộc chiến lai" do Nga và Belarus gây ra là lý do khiến ông lo ngại, cũng như việc mở cửa bầu trời Kaliningrad cho các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Belarus.

Tổng thư ký đảng Pháp luật và Công lý cho biết: “Chúng tôi sẽ phải tăng cường lực lượng của mình trên đoạn biên giới này và cũng xem xét việc xây dựng các công sự biên giới tương tự những công sự mà chúng tôi hiện có trên biên giới Ba Lan - Belarus”.

Sobolewski tiết lộ, ông xem cuộc khủng hoảng năm ngoái ở biên giới Belarus, cũng như cuộc khủng hoảng tiềm ẩn trong tương lai ở biên giới với Kaliningrad, là một phần của "cuộc chiến lai" liên quan đến người di cư, do Nga và Belarus phát động. Ông nói, Warsaw phải làm mọi cách để ngăn chặn Mátxcơva và Minsk thành công.

Trong một bình luận sau đó với Reuters, ông Sobolewski dự đoán rằng những người di cư có thể bắt đầu cố gắng vượt qua Kaliningrad để đến Ba Lan trong tương lai rất gần.

"Sau những gì chúng tôi đã và đang phải giải quyết ở biên giới Ba Lan - Belarus, thì việc mở cửa bầu trời phía trên khu vực Kaliningrad cho các máy bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Belarus, có thể sẽ diễn ra trong những tuần tới" - ông Sobolewski cho biết.

Bình luận về ý tưởng xây tường biên giới ở phía Ba Lan, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, nói rằng “Nga không thể và sẽ không can thiệp vào những quyết định như vậy”.

Ông Peskov cho hay, “lịch sử luôn chứng minh sự ngớ ngẩn của các quyết định xây tường, bởi vì trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, tất cả các bức tường đều sụp đổ".

Cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới giữa Belarus và Ba Lan bắt đầu vào tháng 6 năm ngoái, khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết chính phủ của ông sẽ không còn giúp EU ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp vì Minsk không có ngân sách để làm điều đó do các lệnh trừng phạt của chính EU.

Liên minh Châu Âu và Ba Lan cáo buộc ông Lukashenko "vũ khí hóa" người di cư bằng cách đưa họ vào Belarus và đẩy họ đến biên giới - được cho là một phần của "cuộc chiến lai" chống lại phương Tây. Belarus phủ nhận các cáo buộc.

Cửa khẩu biên giới Nuijamaa giữa Phần Lan và Nga ở Lappeenranta, Phần Lan năm 2020. Ảnh: AFP
Cửa khẩu biên giới Nuijamaa giữa Phần Lan và Nga ở Lappeenranta, Phần Lan năm 2020. Ảnh: AFP

Cuộc khủng hoảng đã khiến Quốc hội Phần Lan thông qua các biện pháp an ninh mới dọc biên giới của nước này với Nga. Đầu tháng này, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết bà tin rằng có "sự ủng hộ rộng rãi" giữa các nhà lập pháp đối với việc xây dựng hàng rào biên giới.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Dầu của Nga bất ngờ được thừa nhận trong khủng hoảng năng lượng

Ngọc Vân |

Thế giới vẫn cần dầu của Nga ngay cả khi áp giá trần, theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol.

Chiến thuật phản công Nga của Ukraina: Con dao hai lưỡi

Ngọc Vân |

Chiến thuật phản công Nga của Ukraina trong thời gian gần đây được ví như con dao hai lưỡi: Nếu thành công sẽ đột phá rất nhanh, nếu không sẽ tổn thất rất nặng.

Nga có nguồn cung cấp tuabin khí đốt mới không phải từ phương Tây

Song Minh |

Iran có công nghệ để sản xuất hầu hết các thiết bị ngành khí đốt, và sẽ cung cấp 40 tuabin khí đốt cho Nga.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dầu của Nga bất ngờ được thừa nhận trong khủng hoảng năng lượng

Ngọc Vân |

Thế giới vẫn cần dầu của Nga ngay cả khi áp giá trần, theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol.

Chiến thuật phản công Nga của Ukraina: Con dao hai lưỡi

Ngọc Vân |

Chiến thuật phản công Nga của Ukraina trong thời gian gần đây được ví như con dao hai lưỡi: Nếu thành công sẽ đột phá rất nhanh, nếu không sẽ tổn thất rất nặng.

Nga có nguồn cung cấp tuabin khí đốt mới không phải từ phương Tây

Song Minh |

Iran có công nghệ để sản xuất hầu hết các thiết bị ngành khí đốt, và sẽ cung cấp 40 tuabin khí đốt cho Nga.