Ông Putin kêu gọi tỉ phú Nga đặt lòng yêu nước trên lợi nhuận

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi các tỉ phú Nga đặt lòng yêu nước lên trước lợi nhuận, kêu gọi họ đầu tư trong nước để củng cố nền kinh tế trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ngày 16.3, phát biểu tại đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga - lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24.2.2022 - Tổng thống Putin nói rằng vai trò của các doanh nhân không chỉ là kiếm tiền mà còn hỗ trợ xã hội.

"Một doanh nhân có trách nhiệm là một công dân thực sự của Nga, của đất nước mình, một công dân hiểu và hành động vì lợi ích của mình" - ông Putin nói, theo Reuters.

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga, ngày 16.3.2023. Ảnh: Kremlin
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga, ngày 16.3.2023. Ảnh: Kremlin

Tổng thống Putin ca ngợi "sứ mệnh cao cả" của các doanh nhân quan tâm đến người lao động và hướng tài năng của họ không chỉ tới việc thu lợi nhuận mà còn vì lợi ích chung.

Các tỉ phú Nga Oleg Deripaska, Vladimir Potanin, Alexei Mordashov, German Khan, Viktor Vekselberg, Viktor Rashnikov, Andrei Melnichenko và Dmitry Mazepin - những ông trùm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kim loại, ngân hàng đến phân bón - nằm trong số những người tham dự buổi họp mặt.

Tổng thống Putin cho biết ông muốn nghe quan điểm của các tỉ phú Nga về cách xây dựng một nền kinh tế năng động hơn để "cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người dân trên cả nước".

Nhiều tỉ phú Nga dự đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga, ngày 16.3.2023. Ảnh: Kremlin
Nhiều tỉ phú Nga dự đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga, ngày 16.3.2023. Ảnh: Kremlin

Nhà lãnh đạo Điện Kremlin đưa ra thông điệp cứng rắn tới những người giàu nhất nước Nga rằng họ cần suy nghĩ nhiều hơn về nhu cầu của đất nước và ít hơn về lợi nhuận của chính họ.

Khi gặp các doanh nhân lúc bắt đầu xung đột với Ukraina, Tổng thống Putin cho biết ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Nhiều nhà tài phiệt Nga sau đó đã bị phương Tây trừng phạt, và ông Putin sử dụng điều này để lập luận rằng đầu tư trong nước an toàn hơn. Tháng trước, ông nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, người Nga bình thường không thể thông cảm với việc tịch thu du thuyền và nhà cửa của họ.

Cũng trong buổi gặp mặt ngày 16.3, Tổng thống Putin cho biết, nỗ lực phá hủy nền kinh tế Nga bằng các biện pháp trừng phạt đã thất bại nhưng ông cũng nhấn mạnh, đất nước không thể ngồi yên.

"Tôi hoàn toàn hiểu những mối đe dọa đang diễn ra và những gì Nga sẽ gặp vấn đề trong trung hạn. Vâng, đây là một mối đe dọa mà chúng ta phải ghi nhớ. Tôi kêu gọi các bạn đừng chờ đợi những hậu quả tiêu cực trong trung hạn xảy ra... Các bạn cần phải hành động ngay bây giờ" - ông Putin kêu gọi.

tại đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga
Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga Alexander Shokhin. Ảnh: Kremlin

Trong một dấu hiệu rõ ràng nhất về nhu cầu gia tăng đối với các doanh nghiệp lớn, chính phủ Nga có kế hoạch tăng khoảng 300 tỉ rúp (3,9 tỉ USD) tiền thuế đánh vào lợi nhuận quá mức, mặc dù điều này sẽ không ảnh hưởng đến các công ty dầu mỏ, khí đốt và than đá.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết thuế sẽ được ấn định ở mức khoảng 5% lợi nhuận vượt mức. Ông cho biết khoản thuế này sẽ có hiệu lực pháp lý từ năm 2024, nhưng Bộ Tài chính hy vọng các công ty cũng sẽ thanh toán trong năm nay.

Nga hy vọng kinh tế sẽ tăng trưởng trong năm 2023, sau khi sụt giảm 2,1% trong năm ngoái. Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov phát biểu trước Quốc hội rằng GDP và đầu tư sẽ tăng trong năm nay, nhưng không đưa ra ước tính.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi một cách bất ngờ khi đối mặt với các lệnh trừng phạt vào năm ngoái, nhưng việc quay trở lại mức thịnh vượng trước xung đột có thể còn xa vì nhiều chi tiêu của chính phủ được hướng tới quân đội. Các nhà máy quốc phòng làm việc suốt ngày đêm để sản xuất vũ khí, đạn dược và thiết bị.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bước ngoặt mới trong xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Quyết định của Ba Lan gửi máy bay chiến đấu MiG-29 tới Ukraina được cho là một bước ngoặt mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Hết khí đốt Nga, Đức đối mặt thiếu LNG trầm trọng

Ngọc Vân |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chưa thể một sớm một chiều thay thế được khí đốt Nga.

Vụ phá sản ngân hàng Mỹ: Trong cái rủi có cái may với Nga

Song Minh |

Điện Kremlin giải thích lý do Nga "miễn nhiễm" với vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ - ngân hàng Silicon Valley (SVB).

iPhone 15 Pro Max sẽ là smartphone viền màn hình mỏng nhất

Anh Vũ |

iPhone 15 Pro Max, flagship sắp ra mắt của Apple được cho là sẽ có viền màn hình smartphone mỏng nhất từng được sản xuất.

Chứng khoán: Đề cao quản trị rủi ro trước luồng tin liên tục đảo chiều

Đức Mạnh |

Trước luồng thông tin liên tục đảo chiều, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng vẫn là cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư chứng khoán mải chạy theo tin tức thì sẽ khó có quản trị danh mục.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Không có chuyện bao che việc xây dựng trái phép

Hoài Luân |

Về tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn TP Quy Nhơn, trong đó có cả nhà của một nguyên lãnh đạo sở, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết: Sẽ xử lý kiên quyết, kể cả cán bộ Đảng viên.

“Thần đồng” 35 tháng tuổi biết đọc hai ngôn ngữ tại Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng "phát sốt" với khả năng của một bé trai 35 tháng tuổi tại Cần Thơ, biết đọc được gần hết mặt chữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và đếm được những con số hàng tỉ.

Cần Thơ chờ thông tư vật tư y tế để gỡ khó toàn diện

Phong Linh |

Sau Nghị Quyết 30 của Chính phủ và Thông tư 06/2023/TT-BYT của Bộ Y tế được ban hành, TP Cần Thơ đã đảm bảo 85% thuốc để cung ứng cho người bệnh. Riêng vật tư y tế, hóa chất vẫn phải chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế để tiếp tục tháo gỡ.

Bước ngoặt mới trong xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Quyết định của Ba Lan gửi máy bay chiến đấu MiG-29 tới Ukraina được cho là một bước ngoặt mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Hết khí đốt Nga, Đức đối mặt thiếu LNG trầm trọng

Ngọc Vân |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chưa thể một sớm một chiều thay thế được khí đốt Nga.

Vụ phá sản ngân hàng Mỹ: Trong cái rủi có cái may với Nga

Song Minh |

Điện Kremlin giải thích lý do Nga "miễn nhiễm" với vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ - ngân hàng Silicon Valley (SVB).