Bước ngoặt mới trong xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Quyết định của Ba Lan gửi máy bay chiến đấu MiG-29 tới Ukraina được cho là một bước ngoặt mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Ba Lan cung cấp MiG-29 cho Ukraina

Ngày 16.3, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố có kế hoạch cung cấp cho Ukraina khoảng một chục máy bay chiến đấu MiG-29. Theo tờ Time, điều này đánh dấu lần đầu tiên một đồng minh của Ukraina cung cấp máy bay chiến đấu trong cuộc chiến chống lại Nga.

Quyết định của Ba Lan có thể sẽ gây áp lực lên các quốc gia phương Tây khác cung cấp máy bay quân sự cho Kiev.

Cho đến nay, Mỹ, Anh và Đức từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina.

George Barros - nhà phân tích chuyên về Nga và Ukraina tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh - cho biết: “Đây có thể là một bước ngoặt khi các thủ đô phương Tây bắt đầu đánh giá lại những quyết định trước đây của họ về việc từ chối gửi máy bay chiến đấu cho Ukraina.

Trong cuộc họp báo ở Warsaw, Tổng thống Duda cho hay, 4 chiếc MiG-29 sẽ đến "trong vài ngày tới" và số còn lại sẽ đến sau khi hoàn thành bảo dưỡng. Ba Lan có tổng cộng 28 chiếc MiG-29. Các máy bay chiến đấu đa năng, được NATO đặt biệt danh là Fulcrum, do Liên Xô thiết kế và lần đầu tiên được xuất khẩu sang Ba Lan vào những năm 1980.

Ba Lan có kế hoạch thay thế MiG bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle của Hàn Quốc và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự vào năm ngoái, Ba Lan đã là một đồng minh quan trọng của Ukraina. Đây là quốc gia đầu tiên gửi xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất và đã tiếp nhận số lượng người tị nạn Ukraina cao nhất.

MiG-29UB của Không quân Nga. Ảnh: Không quân Nga
MiG-29UB của Không quân Nga. Ảnh: Không quân Nga

Tại sao lại là MiG-29?

Thông báo của Ba Lan được đưa ra một năm sau khi nước này lần đầu tiên đề xuất gửi MiG tới Ukraina như một phần của thỏa thuận với Mỹ, theo đó Mỹ sẽ gửi máy bay chiến đấu F-16 đến Ba Lan để thay thế những chiếc MiG mà Ba Lan gửi cho Ukraina. Tuy nhiên, cuối cùng đề xuất này thất bại trong bối cảnh Mỹ lo ngại tình hình leo thang.

“Khi nói đến máy bay MiG-29, vốn vẫn đang hoạt động để bảo vệ không phận Ba Lan, quyết định đã được đưa ra ở cấp cao nhất. Chúng tôi có thể tự tin nói rằng chúng tôi đang gửi MiG đến Ukraina” - Tổng thống Duda nói.

Ba Lan hiện có 94 máy bay chiến đấu, hầu hết là F-16 Fighting Falcons của Mỹ.

Phi công Ukraina đã quen với MiG-29, Lực lượng Không quân Ukraina có 36 chiếc khi bắt đầu chiến tranh.

Ian Williams - Phó Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa của CSIS - cho biết, có khả năng các máy bay chiến đấu mới sẽ được sử dụng chủ yếu để phòng thủ trên không nhằm giữ cho bầu trời không có máy bay Nga và bắn hạ tên lửa hành trình của Nga.

“MiG-29 rất nhanh và rất cơ động. Chúng có thể là chìa khóa để bảo vệ cơ sở hạ tầng và tiền tuyến của Ukraina. Có thêm máy bay cho phép Ukraina tấn công tên lửa sớm hơn” - Williams nói.

Mặc dù Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhiều lần đề nghị các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu, nhưng cho đến nay, chưa nước nào ngoại trừ Ba Lan đồng ý. Nguyên nhân một phần là do họ không muốn khiêu khích Nga, sợ Nga có thể coi việc hỗ trợ đó là sự leo thang đáng kể, và kéo những nước này tham gia vào cuộc chiến - theo nhà phân tích George Barros.

Không giống như xe tăng hoặc xe bọc thép, máy bay chiến đấu có thể dễ dàng được sử dụng hơn để thực hiện các cuộc tấn công bên trong nước Nga.

Phát ngôn viên chính phủ Ba Lan Piotr Mueller cho hay, một số quốc gia khác đã cam kết cung cấp MiG. Slovakia trước đó nói sẽ xem xét gửi MiG-29 tới Ukraina. Nhưng Đức và Mỹ vẫn chưa đồng ý với việc gửi máy bay chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với các phóng viên: “Cho đến nay, mọi người đều đồng ý rằng chưa phải lúc gửi máy bay chiến đấu".

Ngày 16.3, các quan chức Nhà Trắng cho biết, quyết định của Ba Lan sẽ không ảnh hưởng đến tính toán của Mỹ khi quyết định có gửi máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tới Ukraina hay không. Tổng thống Joe Biden đã nói vào đầu năm nay rằng, Mỹ sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina.

Nhưng không rõ lập trường này vững chắc như thế nào. Nếu cuối cùng Mỹ gửi máy bay chiến đấu, thì cũng không phải là lần đầu tiên chính quyền ông Biden đảo ngược lập trường về cung cấp vũ khí hiện đại. Sau khi Vương quốc Anh gửi 14 xe tăng Challenger 2 tới Ukraina vào đầu tháng 1, trong cùng tháng đó Mỹ thông báo sẽ gửi hơn 31 xe tăng M1 Abrams.

“Chúng tôi - tập thể phương Tây, và những người ra quyết định ở thủ đô của chúng tôi - đã dần nhận ra rằng yêu cầu của chiến trường Ukraina rất khốc liệt, và những hệ thống vũ khí này thực sự đã lấp đầy những lỗ hổng năng lực đó, rằng nếu chúng tôi muốn Ukraina giành chiến thắng, chúng tôi thực sự cần cung cấp cho họ nhiều thứ hơn” - Barros nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Oleksii Reznikov cho biết, một cuộc phản công thành công của Ukraina sẽ cần đến máy bay chiến đấu. Ông Reznikov nói: “Chúng tôi càng sớm có máy bay chiến đấu thì càng cứu được nhiều người".

Theo ông Barros, nhiều máy bay hơn sẽ cho phép Ukraina sử dụng tốt hơn vũ khí của mình nói chung. Đó là bởi vì thiết bị quân sự, như xe tăng và máy bay sẽ hiệu quả hơn khi được sử dụng như một phần của chiến lược lớn hơn. Hơn nữa, người Ukraina đã quen với việc vận hành những chiếc MiG-29, không cần đào tạo mới.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Hết khí đốt Nga, Đức đối mặt thiếu LNG trầm trọng

Ngọc Vân |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chưa thể một sớm một chiều thay thế được khí đốt Nga.

Lý do Nga và Ukraina chiến đấu nảy lửa vì thành phố nhỏ Bakhmut

Khánh Minh |

Nga và Ukraina vẫn đang chiến đấu vì thành phố nhỏ Bakhmut mặc dù phần lớn thành phố đã bị phá huỷ.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Đức đề xuất giải quyết xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đức Wolfgang Ischinger đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraina, với nòng cốt là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Giữ gìn sách cổ, sách quý ở Huế

Tường Minh |

Huế được gọi là “thành phố sách” bởi nơi đây, bắt đầu từ triều Nguyễn đã có những thư viện rất lớn của nhà nước, cùng với đó là những thư phòng tư nhân...

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.

Hết khí đốt Nga, Đức đối mặt thiếu LNG trầm trọng

Ngọc Vân |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chưa thể một sớm một chiều thay thế được khí đốt Nga.

Lý do Nga và Ukraina chiến đấu nảy lửa vì thành phố nhỏ Bakhmut

Khánh Minh |

Nga và Ukraina vẫn đang chiến đấu vì thành phố nhỏ Bakhmut mặc dù phần lớn thành phố đã bị phá huỷ.

Nhà ngoại giao kỳ cựu Đức đề xuất giải quyết xung đột Nga - Ukraina

Ngọc Vân |

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Đức Wolfgang Ischinger đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraina, với nòng cốt là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.