Nhật Bản tính sửa đổi chương trình thực tập sinh nước ngoài

Song Minh |

Thiếu hụt lao động khiến Nhật Bản có thể phải thay đổi chương trình thực tập sinh nước ngoài.

Một hội đồng chuyên gia của chính phủ Nhật Bản đã đề xuất bỏ Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng cho lao động nước ngoài, với lý do có khoảng cách lớn giữa ý tưởng và thực tiễn. Chương trình này được đưa ra như một cách để giảm bớt tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

Theo đề xuất, Chính phủ Nhật Bản dự kiến xem xét một hệ thống mới để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thông qua việc sử dụng lao động nước ngoài.

Một loạt đề xuất được ra bao gồm việc nới lỏng các hạn chế đối với việc chuyển sang một công việc khác, vốn được coi là nguyên nhân khiến hàng nghìn thực tập sinh rời khỏi nơi làm việc ban đầu.

Tuy nhiên, chưa rõ liệu chính phủ có thể thay đổi chương trình vốn đã đã không thay đổi trong suốt 30 năm kể từ khi bắt đầu vào năm 1993 hay không.

Theo chương trình được tạo ra để đóng góp vào sự tiến bộ của các nước đang phát triển, người lao động nước ngoài được phép ở lại Nhật Bản tới 5 năm để học các kỹ năng và công nghệ thông qua đào tạo tại chỗ.

Tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản ngày càng trầm trọng do quan điểm thận trọng của chính phủ trong việc tiếp nhận lao động phổ thông từ nước ngoài.

Chương trình thực tập sinh mang lại lợi ích cho các công ty vì họ có thể thuê những lao động trẻ, không có kỹ năng với mức lương thấp - dù có thể vẫn cao hơn nhiều lần so với mức lương ở các nước đang phát triển. Kết quả là đã có 325.000 thực tập sinh tính đến cuối năm 2022, tăng hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước đó.

Chiếm gần 20% trong số 1,82 triệu lao động nước ngoài của Nhật Bản, thực tập sinh đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong ngành công nghiệp. Khi sự hiện diện của họ tăng lên, khoảng cách giữa ý tưởng của chương trình và thực tế trở nên rõ ràng hơn.

Thực tế là Nhật Bản không thể thu hút đủ lao động từ nước ngoài theo hệ thống hiện có. Mặc dù người nước ngoài đang quay trở lại sau đại dịch COVID-19, các quốc gia khác cũng đang đẩy mạnh nỗ lực thu hút lao động nước ngoài.

Cũng có lo ngại rằng một lợi thế của chương trình là lương cao hơn ở quê nhà - sẽ giảm dần. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản ước tính, đến năm 2032, tiền lương của công nhân nhà máy ở Việt Nam, Indonesia và ba quốc gia khác sẽ tăng lên hơn 50% so với mức lương mà thực tập sinh kiếm được theo chương trình. Lợi thế của Nhật Bản về lương do đó có thể suy yếu.

Một điều đáng lo ngại với chương trình là một số lượng lớn thực tập sinh đã bỏ trốn hoặc biến mất khỏi nơi làm việc. Theo cơ quan di trú, vào năm 2021, 7.167 thực tập sinh đã bỏ trốn. Mặc dù ít hơn mức cao nhất là 9.052 vào năm 2018, nhưng con số này vẫn ở mức cao.

Dự thảo đề xuất tạm thời kêu gọi nới lỏng các hạn chế trong việc thay đổi công việc để cho phép người lao động nước ngoài thay đổi công việc trong các ngành được chỉ định. Nhưng cho phép thay đổi công việc cũng có nghĩa là tăng nguy cơ mất nhân công cho người sử dụng lao động.

Hội đồng chuyên gia sẽ biên soạn một báo cáo cuối cùng vào mùa thu này. Dư luận đang chờ đợi liệu Nhật Bản có nới lỏng các hạn chế đối với việc chuyển đổi công việc và liệu có thể mở đường cho việc thu hút nhiều lao động nước ngoài hơn hay không.

Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã giảm hơn 10 triệu người trong 30 năm qua kể từ khi triển khai hệ thống đào tạo thực tập sinh.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản khởi động tăng lương

Ngọc Vân |

Lạm phát và cuộc khủng hoảng lao động đang thúc đẩy các công ty nhỏ của Nhật Bản tăng lương.

Người Nhật Bản tránh nghề giáo vì lương thấp và hàng núi công việc

Thanh Hà |

Thời gian làm việc dài, lương thấp, điều kiện lớp học nhiều thách thức và hàng núi công việc hành chính khiến cuộc sống của các giáo viên trên khắp Nhật Bản ngày càng khó khăn và khiến nhiều người không muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục.

Nhật Bản điều chỉnh thị thực, lao động nước ngoài có cơ hội thường trú

Thanh Hà |

Điều chỉnh về thị thực của Nhật Bản có thể giúp những người lao động từ Philippines, Indonesia, Việt Nam trở thành thường trú nhân.

Lỗi copy lịch thi của 1 trường làm lộ đề khiến lớp 9 cả tỉnh phải thi lại

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Một trường học copy nhầm lịch thi của khối này sang khối kia dẫn đến việc tổ chức thi trước ngày làm lộ đề thi. Vụ việc khiến học sinh khối 9 trên toàn tỉnh phải thi lại.

Đồng Nai có thể phải sửa quy hoạch để gỡ khó cho các dự án bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Khó khăn vướng mắc của các dự án bất động sản chủ yếu liên quan đến quy hoạch, giữa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết của các dự án. Bộ Xây dựng đã rà soát làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, theo đó tỉnh đang điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của TP Biên Hòa.

Vụ chôn chất thải lớn chưa từng có ở Bình Dương: Bắt giám đốc công ty

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt giám đốc công ty xử lý chất thải.

Áp thấp nhiệt đới đã tiến thẳng vào Biển Đông

AN AN |

Chiều nay (5.5), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Palawan (Philippines) đi vào Biển Đông.

Qua những ngày quá tải hiếm hoi, buýt 2 tầng ở Hà Nội trở lại cảnh vắng vẻ

Tô Thế |

Hà Nội - Kết thúc 5 ngày chạy miễn phí dịp nghỉ lễ vừa qua, buýt 2 tầng đã đón hơn 6.681 lượt khách tham quan trải nghiệm. Sau kỳ nghỉ, dịch vụ này lại quay về tình trạng vắng vẻ.

Doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản khởi động tăng lương

Ngọc Vân |

Lạm phát và cuộc khủng hoảng lao động đang thúc đẩy các công ty nhỏ của Nhật Bản tăng lương.

Người Nhật Bản tránh nghề giáo vì lương thấp và hàng núi công việc

Thanh Hà |

Thời gian làm việc dài, lương thấp, điều kiện lớp học nhiều thách thức và hàng núi công việc hành chính khiến cuộc sống của các giáo viên trên khắp Nhật Bản ngày càng khó khăn và khiến nhiều người không muốn theo đuổi sự nghiệp giáo dục.

Nhật Bản điều chỉnh thị thực, lao động nước ngoài có cơ hội thường trú

Thanh Hà |

Điều chỉnh về thị thực của Nhật Bản có thể giúp những người lao động từ Philippines, Indonesia, Việt Nam trở thành thường trú nhân.