Nhật Bản quyết giữ chặt cổ phần trong dự án dầu khí Sakhalin-2 của Nga

Thanh Hà |

Nhật Bản đã quyết định duy trì lợi ích trong dự án dầu mỏ và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga.

Theo kế hoạch của Nhật Bản, Mitsui và Mitsubishi sẽ tiếp tục giữ lần lượt 12,5% và 10% cổ phần trong dự án dầu khí khổng lồ Sakhalin-2, bất chấp việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập một công ty vận hành mới để siết chặt quyền kiểm soát với dự án này.

Trong cuộc họp ngày 15.7, Thủ tướng Kishida Fumio và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Hagiuda Koichi khẳng định, có kế hoạch duy trì lợi ích của Nhật Bản với dự án dầu khí Sakhalin-2.

Chính phủ của ông Kishida nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì lợi ích trong các dự án dầu khí ngoài khơi Sakhalin vì chúng rất quan trọng trong đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định khi giá năng lượng tăng cao.

Theo Nikkei, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Hagiuda Koichi chia sẻ ngày 15.7: “Các công ty đã có cổ phần, vì vậy chúng tôi nhất trí rằng nên giữ chặt cổ phần đó".

Về phần mình, Mitsui cho hay: "Chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ Nhật Bản và các đối tác của chúng tôi, và phản hồi một cách thích hợp". Trong khi đó, Mitsubishi tiết lộ: “Chúng tôi sẽ thảo luận về chiến lược tương lai của mình với chính phủ và các đối tác".

Dự án dầu khí Sakhalin-2. Ảnh chụp màn hình
Dự án dầu khí Sakhalin-2. Ảnh chụp màn hình

Japan Times lưu ý, không rõ liệu Tokyo có thể duy trì cổ phần của mình ở dự án Sakhalin-2 hay không vì Mátxcơva sẽ có tiếng nói cuối cùng liên quan tới việc tiếp tục đầu tư của 2 công ty Nhật Bản.

Nhật Bản cũng đang ứng phó với với ảnh hưởng của giá năng lượng cao hơn từ khi xung đột Nga - Ukraina bùng phát. Quốc gia Châu Á này có thể buộc phải mua LNG từ thị trường với giá cao hơn. Khoảng 9% lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Nga, hầu hết có nguồn từ dự án Sakhalin-2.

Ngoài Sakhalin-2, Nhật Bản cũng đầu tư vào dự án Sakhalin-1, với Sakhalin Oil and Gas Development - tập đoàn của Nhật Bản liên quan đến Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, các Công ty Itochu và Marubeni cũng như các doanh nghiệp khác, kiểm soát 30% cổ phần.

Ngày 30.6, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh thành lập một công ty vận hành mới cho dự án Sakhalin-2 trực thuộc công ty năng lượng Nga Gazprom, đặt dự án dưới sự kiểm soát của chính phủ Nga, với tất cả nhân sự và hoạt động kinh doanh được chuyển giao từ nhà điều hành hiện tại Sakhalin Energy Investment.

Theo sắc lệnh, các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp đơn trong vòng 1 tháng để giữ lại cổ phần hiện có của họ trong đơn vị điều hành mới.

Gazprom kiểm soát khoảng 50% cổ phần của Sakhalin-2, trong khi tập đoàn dầu khí Shell của Anh chiếm khoảng 27,5%, tiếp theo là Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản.

Không lâu sau khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraina, Shell thông báo ngày 28.2 về việc rút khỏi dự án Sakhalin-2.

Động thái của Nga với dự án Sakhalin-2 được xem là nhằm trả đũa Nhật Bản và các quốc gia khác về việc áp đặt trừng phạt Nga sau chiến sự Ukraina.

Sakhalin-2, bắt đầu xuất khẩu LNG vào năm 2009. Dự án có công suất hàng năm khoảng 10 triệu tấn LNG, với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nằm trong số những nhà nhập khẩu chính. Nhật Bản nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn.

Tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ Exxon Mobil cũng tuyên bố rút khỏi Sakhalin-1, công ty cung cấp dầu thô cho Nhật Bản kể từ năm 2006, sau cuộc khủng hoảng Ukraina. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản khẳng định sẽ không từ bỏ lợi ích trong dự án dầu khí với Nga

Thanh Hà |

Nhật Bản yêu cầu Nga "nói rõ hơn" về sắc lệnh gần đây liên quan tới dự án dầu khí Sakhalin-2, Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi nêu trong cuộc họp báo ngày 5.7.

Gazprom đề xuất thêm mặt hàng mới vào thanh toán bằng đồng rúp

Hải Anh |

Gazprom của Nga đề xuất thêm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vào chương trình thanh toán bằng đồng rúp.

Nga quyết liệt gạt phương Tây khỏi dự án dầu khí khổng lồ

Khánh Minh |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh tái tổ chức dự án dầu khí khổng lồ ở Viễn Đông, động thái có thể gạt phương Tây ra khỏi các thỏa thuận năng lượng quan trọng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nhật Bản khẳng định sẽ không từ bỏ lợi ích trong dự án dầu khí với Nga

Thanh Hà |

Nhật Bản yêu cầu Nga "nói rõ hơn" về sắc lệnh gần đây liên quan tới dự án dầu khí Sakhalin-2, Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi nêu trong cuộc họp báo ngày 5.7.

Gazprom đề xuất thêm mặt hàng mới vào thanh toán bằng đồng rúp

Hải Anh |

Gazprom của Nga đề xuất thêm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vào chương trình thanh toán bằng đồng rúp.

Nga quyết liệt gạt phương Tây khỏi dự án dầu khí khổng lồ

Khánh Minh |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh tái tổ chức dự án dầu khí khổng lồ ở Viễn Đông, động thái có thể gạt phương Tây ra khỏi các thỏa thuận năng lượng quan trọng.