Tổng thống Putin ký sắc lệnh bất ngờ về dầu khí trong đòn trả đũa kinh tế mới nhất

Khánh Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh mới về dự án dầu khí Sakhalin-2 trong động thái trả đũa kinh tế mới nhất.

Ngày 30.6, Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh tiếp quản dự án dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga - một động thái trả đũa có thể buộc Shell, Mitsui và Mitsubishi phải từ bỏ các khoản đầu tư ở dự án này.

Reuters đưa tin, sắc lệnh cho biết một công ty mới sẽ tiếp quản tất cả các quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co - đơn vị phụ trách dự án Sakhalin-2. Hai công ty của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi và công ty Shell của Anh chỉ nắm giữ chưa đến 50% cổ phần của dự án Sakhalin-2.

Sắc lệnh dài 5 trang được đưa ra trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây áp đặt trừng phạt vì chiến dịch quân sự ở Ukraina. Sắc lệnh chỉ ra rằng Điện Kremlin sẽ quyết định liệu các cổ đông nước ngoài có ở lại dự án liên doanh hay không.

Shell đã nói rõ ý định từ bỏ dự án vài tháng trước và đang đàm phán với những người mua tiềm năng. Nhưng Nhật Bản trước đó tuyên bố sẽ không từ bỏ dự án Sakhalin-2, dự án quan trọng đối với an ninh năng lượng của nước này, ngay cả khi được yêu cầu rời khỏi.

Dự án Sakhalin-2. Ảnh: Shell
Dự án Sakhalin-2. Ảnh: Shell

Cổ phiếu của Mitsui và Mitsubishi đã giảm 6% trong phiên giao dịch ngày 1.7 do lo ngại về tổn thất.

Người phát ngôn của Mitsubishi cho biết công ty đang thảo luận với các đối tác trong dự án Sakhalin và chính phủ Nhật Bản về cách ứng phó với sắc lệnh của Tổng thống Putin. Mitsui không đưa ra bất kỳ bình luận nào ngay lập tức.

Mitsui có 12,5% cổ phần trong dự án và Mitsubishi 10%, trong khi Shell nắm giữ 27,5%, trừ đi một cổ phiếu. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga có 50%, cộng với một cổ phiếu.

Sakhalin-2 hiện cung cấp khoảng 4% khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho thị trường thế giới. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những khách hàng chính mua dầu và LNG của dự án này.

Khi được hỏi về sắc lệnh của Tổng thống Putin, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Seiji Kihara cho biết chính phủ đang xem xét nội dung của sắc lệnh và phân tích ý định của Mátxcơva.

Hai công ty Nhật Bản có cổ phần trong dự án Sakhalin-2. Ảnh: AFP
Hai công ty Nhật Bản có cổ phần trong dự án Sakhalin-2. Ảnh: AFP

Ông Kihara phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ: “Nói chung, lợi ích của đất nước chúng tôi về tài nguyên không bị tổn hại”, đồng thời từ chối cho biết liệu Tokyo có liên hệ với Mátxcơva về vấn đề này hay không.

Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda dự kiến sẽ tổ chức họp báo vào chiều 1.7, nhưng từ chối cho biết nội dung chi tiết.

Theo sắc lệnh, Gazprom sẽ giữ cổ phần trong công ty mới, nhưng chính phủ Nga sẽ xem xét quyết định có cho các cổ đông khác giữ cổ phần hay không.

Giám đốc điều hành Shell, Ben van Beurden nói với các phóng viên hôm 29.6 rằng kế hoạch rút khỏi dự án đang “tiến triển tốt”.

"Tôi không thể cho bạn biết chính xác chúng tôi đang ở đâu vì đây là quy trình thương mại nên tôi phải tôn trọng tính bảo mật... Nhưng tôi có thể cho các bạn biết, tôi thực sự hài lòng với tiến độ của chúng tôi" - giám đốc điều hành Shell cho hay.

Hồi tháng 5, Reuters đưa tin, Shell đang đàm phán với các công ty năng lượng Ấn Độ để bán cổ phần trong Sakhalin-2.

Saul Kavonic - người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu Tài nguyên và Năng lượng Tích hợp tại Credit Suisse - cho biết việc sản xuất LNG của Nga từ các dự án như Sakhalin-2 có thể sẽ bị ảnh hưởng vì thiếu chuyên môn và thiết bị của nước ngoài. Do vậy, thị trường LNG sẽ thiếu hụt trong thập kỷ này.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

“Ốc đảo” Kaliningrad của Nga có thể sớm được dỡ bỏ phong tỏa

Song Minh |

Lithuania có thể dỡ bỏ hạn chế đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt giữa Kaliningrad và lục địa Nga ngay từ đầu tháng 7, theo Reuters.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ Mỹ lĩnh hậu quả vì lệnh trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ ExxonMobil gặp khó khăn vì các lệnh trừng phạt Nga.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tính thế chỗ dự án khí đốt ở Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đang tìm cách tham gia dự án xuất khẩu khí đốt lớn ở Nga sau khi Shell rút lui.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

“Ốc đảo” Kaliningrad của Nga có thể sớm được dỡ bỏ phong tỏa

Song Minh |

Lithuania có thể dỡ bỏ hạn chế đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt giữa Kaliningrad và lục địa Nga ngay từ đầu tháng 7, theo Reuters.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ Mỹ lĩnh hậu quả vì lệnh trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ ExxonMobil gặp khó khăn vì các lệnh trừng phạt Nga.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc tính thế chỗ dự án khí đốt ở Nga

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đang tìm cách tham gia dự án xuất khẩu khí đốt lớn ở Nga sau khi Shell rút lui.