Nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người có dự án mới

Khánh Minh |

Nhà khoa học Trung Quốc từng gây tranh cãi vì chỉnh sửa gene người nay lại muốn chữa bệnh Alzheimer.

Bloomberg đưa tin, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) - người từng khiến cả thế giới choáng váng khi tuyên bố đã tạo ra hai bé gái song sinh chỉnh sửa gene - nay lại muốn sử dụng kỹ thuật tương tự để ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Năm 2018, Hạ Kiến Khuê đã sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9, còn gọi là kỹ thuật "cắt dán gene" để sửa lại gene CCR5 của cặp song sinh nhằm bảo vệ các em khỏi bị nhiễm HIV trong tương lai, do bố của hai em bé này bị nhiễm HIV.

Giờ đây, Hạ Kiến Khuê đang đề xuất thử nghiệm liệu một đột biến gene cụ thể có thể chống lại nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất trí nhớ (Alzheimer) hay không.

Theo một bài đăng trên tài khoản Twitter của Hạ Kiến Khuê vào cuối tuần trước, sẽ không có phôi người nào được cấy để tạo thai nhi trong nghiên cứu - nghĩa là sẽ không có em bé nào được sinh ra - và các thí nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện trên chuột.

Không rõ thí nghiệm sẽ được tiến hành như thế nào bởi những thí nghiệm như vậy cần có giấy phép của chính phủ và sự chấp thuận về mặt đạo đức, trong khi Hạ Kiến Khuê đang chấp hành lệnh cấm làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh sản vĩnh viễn.

Hạ Kiến Khuê cho biết đột biến gene mà ông đang đề xuất đưa vào phôi sẽ làm giảm sự hình thành mảng bám trong não - dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer.

Hạ Kiến Khuê tái xuất ở Trung Quốc để thành lập một phòng thí nghiệm mới sau khi ra tù vào năm 2022. Ông bị tù 3 năm vì thí nghiệm chỉnh sửa gene trước đó của mình. Công việc này được tiến hành bí mật và chỉ được tiết lộ sau khi hai bé gái sinh đôi ra đời.

Hạ Kiến Khuê bị lên án vì sử dụng công nghệ một cách vô trách nhiệm trong khi chưa hiểu rõ những tác động lâu dài của chúng.

Mặc dù các công nghệ chỉnh sửa gene dường như có lợi đối với các rối loạn di truyền và các bệnh hiếm gặp, nhưng chúng được kiểm soát chặt chẽ.

Hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, cấm việc thay đổi gene trong phôi người vì những thay đổi này có thể được truyền lại cho các thế hệ tương lai với những hậu quả không lường trước được.

Rất ít người biết về cuộc sống của những đứa trẻ chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới sau thí nghiệm của Hạ Kiến Khuê. Sau cuộc tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến chỉnh sửa gene và các công nghệ khoa học đời sống khác.

Thử nghiệm trước đây của Hạ Kiến Khuê dựa vào chỉnh sửa gene CRISPR, mặc dù các nghiên cứu tiếp theo đã chỉ ra rằng công nghệ này cũng có nguy cơ làm hỏng vật chất di truyền và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trong tế bào của phôi người.

Trong đề xuất mới nhất của mình, Hạ Kiến Khuê đã nhấn mạnh những rủi ro của CRISPR và cho biết phương pháp mới của ông sẽ sử dụng tính năng chỉnh sửa cơ sở, điều mà ông cho là an toàn hơn.

Hàng trăm tỉ USD đã được các nhà sản xuất thuốc trên khắp thế giới chi ra để thử nghiệm và điều trị bệnh Alzheimer, nhưng hiện tại không có cách chữa trị căn bệnh suy giảm trí nhớ này.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghệ chỉnh sửa gene người giữa những ồn ào chỉ trích

Thảo Phương |

Sau ồn ào liên quan nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê, công nghệ chỉnh sửa gene người vẫn tiếp tục được coi là bước ngoặt phát triển của y khoa.

Hé lộ cuộc sống của những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Song Minh |

Theo nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người Hạ Kiến Khuê, những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới do ông tạo ra hiện đang sống hạnh phúc với cha mẹ.

Nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người tái xuất với dự án mới

Khánh Minh |

Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra 3 đứa trẻ được chỉnh sửa gene người đầu tiên trên thế giới đang tìm kiếm tài trợ của chính phủ cho dự án mới.

Vẻ đẹp hoang sơ của cù lao Câu ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Cù lao Câu là đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây ngày càng thu hút du khách.

Ông Medvedev đề xuất cách kết thúc xung đột Ukraina trong vài ngày

Song Minh |

Ông Dmitry Medvedev tuyên bố, xung đột Nga - Ukraina sẽ nhanh chóng chấm dứt nếu Mỹ và các đồng minh ngừng gửi vũ khí cho Kiev.

Trả lại bản năng sinh tồn, voi nhà ở Đắk Lắk vui vẻ dạo bước giữa rừng xanh

Phan Tuấn |

Trước đây, những con voi nhà Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, ngày càng có nhiều voi nhà được tháo bỏ xiềng xích, trở về môi trường rừng xanh vốn dĩ là không gian quen thuộc của chúng.

Viên chức dân số làm đủ việc ở vùng biên và phút hụt hẫng khi bị “bỏ rơi”

HƯNG THƠ |

Bình thường, viên chức dân số công tác ở các xã biên giới ở tỉnh Quảng Trị phụ trách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhưng khi có dịch COVID-19, họ được phân công làm đủ việc như các cán bộ ở trạm y tế. Không nề hà, họ chung vai cùng phòng chống dịch. Đến lúc có chế độ, họ lại bị đẩy ra ngoài, nên ai cũng hụt hẫng.

Chuyên gia phân tích sự cố kè chống sạt lở sông Phó Đáy vừa xây xong đã sập

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Theo giới chuyên gia, công trình xử lý sạt trượt sông Phó Đáy thuộc diện cấp bách nên khi khảo sát, cơ quan chuyên môn phải tính toán được các yếu tố địa chất để làm phương án thiết kế.

Phát triển công nghệ chỉnh sửa gene người giữa những ồn ào chỉ trích

Thảo Phương |

Sau ồn ào liên quan nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê, công nghệ chỉnh sửa gene người vẫn tiếp tục được coi là bước ngoặt phát triển của y khoa.

Hé lộ cuộc sống của những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Song Minh |

Theo nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người Hạ Kiến Khuê, những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới do ông tạo ra hiện đang sống hạnh phúc với cha mẹ.

Nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người tái xuất với dự án mới

Khánh Minh |

Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra 3 đứa trẻ được chỉnh sửa gene người đầu tiên trên thế giới đang tìm kiếm tài trợ của chính phủ cho dự án mới.