Nguồn cung dầu Nga tiếp tục giảm, EU vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng

Thanh Hà |

Kế hoạch khí đốt khẩn cấp của EU kêu gọi các quốc gia thành viên giảm tiêu thụ khí đốt 15% có hiệu lực từ ngày 9.8. Kế hoạch yêu cầu các quốc gia thành viên giảm sử dụng khí đốt và hướng tới tích trữ trước mùa đông. Cùng ngày, giới chức Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech xác nhận dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba đã bị dừng lại vài ngày trước đó.

Kế hoạch tiết kiệm có hiệu lực

Các quốc gia thành viên EU được yêu cầu giảm tiêu thụ 15% khí đốt trong khoảng thời gian từ ngày 1.8.2022 đến 31.3.2023. Mức giảm này được so với mức tiêu thụ trung bình cùng kỳ trong 5 năm trước đó. Theo kế hoạch đã được bộ trưởng năng lượng các nước thành viên EU thông qua hồi cuối tháng 7, mục tiêu tiết kiệm năng lượng có thể trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung. Tuy nhiên, có rất nhiều phương án chọn không tham gia cho các quốc gia và ngành công nghiệp riêng lẻ. Tây Ban Nha và Italia nằm trong số các quốc gia được miễn trừ mục tiêu tiết kiệm 15% năng lượng.

Kế hoạch của EU nhằm tiết kiệm 45 tỉ mét khối khí đốt. Theo Ủy ban Châu Âu, Đức, với tư cách là nước sử dụng nhiều khí đốt, sẽ phải tiết kiệm khoảng 10 tỉ mét khối trong số đó. Theo Klaus Müller, người đứng đầu Bundesnetzagentur - cơ quan liên bang Đức chịu trách nhiệm về điện, khí đốt, đường sắt, thư tín và viễn thông nhận định, kế hoạch của EU có thể chấm dứt tình trạng tăng giá khí đốt thời gian gần đây và thậm chí bắt đầu đẩy giá xuống.

"Nếu tất cả các quốc gia ở Châu Âu tiết kiệm khí đốt có thể ổn định giá, thậm chí giảm giá và góp phần đảm bảo có đủ nguồn cung khí đốt cho chúng ta trong suốt mùa thu và mùa đông" - ông Müller chia sẻ với đài ZDF.

Giá khí đốt ở Đức đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối năm ngoái, lên 0,13USD mỗi kilowatt giờ, với một số nhà cung cấp còn tăng giá hơn nữa. Bắt đầu từ 1.10, giá khí đốt sẽ tăng trở lại ở Đức với những khách hàng sử dụng khí đốt được yêu cầu đóng thêm "thuế cộng đồng" tới 0,05USD cho mỗi kilowatt giờ. Khoản tiền này nhằm giúp các công ty nhập khẩu khí đốt bị buộc phải mua khí đốt đắt hơn từ các nước khác ngoài Nga.

Dầu Nga cho 3 nước EU giảm 

Dòng chảy dầu từ Nga tới Trung Âu bị tạm dừng khi do tranh chấp liên quan tới phí vận chuyển. New York Times nhận định, đây là dấu hiệu khác cho thấy sự phụ thuộc của Châu Âu vào năng lượng Nga. Diễn biến này cũng làm dấy lên lo ngại "cuộc chiến năng lượng giữa Nga và khách hàng mua dầu Châu Âu có thể leo thang.

Giới chức Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech xác nhận ngày 9.8 rằng dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba bị dừng từ 4.8. Ba quốc gia này phụ thuộc nhiều vào dầu của Nga trong hoạt động kinh tế đất nước và đã được EU cho miễn trừ thực thi lệnh cấm nhập dầu Nga có hiệu lực từ cuối năm nay.

Trọng tâm dẫn tới dòng dầu của Nga ngừng chuyển đến 3 nước Trung Âu là đoạn phía nam của đường ống Druzhba chuyên vận chuyển dầu thô khoảng 4.000km từ Urals, qua Ukraina, đến Trung Âu. Transneft, nhà điều hành đoạn đường ống ở Nga, trả phí vận chuyển dầu cho đối tác Ukraina là UkrTransNafta để dầu đi qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Transneft thông tin ngày 9.8, khoản thanh toán tháng 7 của công ty đã bị trả lại do các vấn đề liên quan lệnh trừng phạt Nga của Châu Âu. Sau khi trả lại khoản thanh toán, UkrTransNafta ngừng dòng dầu đến Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech.

Jozef Sikela, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Czech, xác nhận nước này không còn nhận dầu từ Nga và đang liên hệ với "tất cả các bên liên quan" với hy vọng tìm ra giải pháp. Cả Transpetrol, nhà điều hành đường ống ở Slovakia và MOL, nhà điều hành ở Hungary, đều xác nhận không có dầu thô Nga tới các nước này do vấn đề thanh toán giữa Nga và Ukraina.

Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech đều có lượng dầu dự trữ giúp giải quyết thiếu hụt trong những tuần tới. Tuy nhiên, nếu gián đoạn kéo dài có thể ảnh hưởng tới các nhà máy lọc dầu có liên quan tới đường ống này. Theo công ty nghiên cứu IHS Markit, đường ống dẫn dầu qua biển Adriatic có thể cung cấp dầu cho cả Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech. Tuy nhiên, hãng cảnh báo năng lực tiếp cận của Hungary và Slovakia có thể không đủ để bù đắp hoàn toàn trong trường hợp Nga ngừng cung cấp hoàn toàn. Theo ước tính, đến tháng 1 năm ngoái, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Czech nhận khoảng 250.000 thùng dầu mỗi ngày từ Nga thông qua đường ống.

Đức và Ba Lan, 2 quốc gia Châu Âu ở đầu phía bắc đường ống, không chịu ảnh hưởng của sự gián đoạn mới nhất, Transneft thông tin.

Giá dầu thô Brent, chuẩn quốc tế, tăng lên sau thông tin đường ống Druzhba bị đóng nhưng sau đó đã trở lại mức ban đầu, hơn 96USD/thùng.

Sau chiến sự Ukraina, Nga giảm cung cấp khí đốt cho một số nước Châu Âu, bắt đầu với Bulgaria và Ba Lan, sau đó thêm Phần Lan. Dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 từ Nga đến Đức, đã giảm 60% trong tháng 6 và sau đó giảm tới 80% vào tháng 7 liên quan tới một tuabin đường ống được công ty Đức mang đi sửa chữa tại Canada.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Cuộc chiến khí đốt giữa Nga – Eu sẽ còn diễn biến bất ngờ

Hạ Nguyên |

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết; Nhật Bản quyết giữ cổ phần trong dự án dầu khí Nga; Sau Twitter, Instagram rơi vào tầm ngắm chỉ trích của Elon Musk... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết

Ngạc Ngư |

Một trong những hệ luỵ trực tiếp của cuộc chiến ở Ukraina giữa Nga và Ukraina là việc Nga không còn cung ứng khí đốt đủ mức nữa như đã thoả thuận với các nước thành viên EU và như đã cung ứng cho các nước này từ trước đến nay.

Tổng thống Putin chỉ ra "nguồn cung đáng tin cậy" về khí đốt cho EU

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin cho rằng EU nên cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ vì đã đảm bảo nguồn cung khí đốt đáng tin cậy của Nga cho liên minh.

Hai thành viên EU cự tuyệt kế hoạch phân phối khí đốt

Khánh Minh |

Ba Lan và Hungary đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong kế hoạch phân phối khí đốt của EU.

Nhân chứng kể chi tiết vụ tai nạn giao thông 8 người chết tại Quảng Nam

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Những nạn nhân sống sót bàng hoàng kể lại vụ tai nạn giao thông khiến 8 người tử vong tại tỉnh Quảng Nam.

Quảng Ninh sắp có cây cầu thứ 2 trị giá 1.700 tỉ đồng trên vịnh Cửa Lục

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để có thể hợp long cầu Cửa Lục 3 vào tháng 5 tới và hoàn thành dự án cầu Cửa Lục 3 dự kiến vào tháng 9.2023. Đây là cây cầu thứ 2 bắc qua vịnh Cửa Lục – nơi được lựa chọn là trung tâm kết nối mới của TP.Hạ Long - theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giới trẻ đua nhau đi cầu duyên ngày Valentine

Thái Mạnh |

Ngoài việc chuẩn bị những món quà thật ý nghĩa gửi tặng cho người mình thương dịp Valentine, nhiều bạn trẻ đến chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) để cầu cho bản thân sớm tìm được một nửa phù hợp, hay đối với những cặp đôi thì cầu cho tình yêu mãi bền chặt.

Kỳ họp Quốc hội bất thường chỉ xem xét những vấn đề quan trọng, cấp bách

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp bất thường do yêu cầu chung, do có chỉ đạo từ Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động đề xuất, cần cân nhắc quy định rõ về thời hạn gửi triệu tập trước khi kỳ họp bắt đầu sao cho hợp lý, sát với thực tiễn.

Thế giới 24h: Cuộc chiến khí đốt giữa Nga – Eu sẽ còn diễn biến bất ngờ

Hạ Nguyên |

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết; Nhật Bản quyết giữ cổ phần trong dự án dầu khí Nga; Sau Twitter, Instagram rơi vào tầm ngắm chỉ trích của Elon Musk... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cuộc chiến khí đốt ở Châu Âu chưa có hồi kết

Ngạc Ngư |

Một trong những hệ luỵ trực tiếp của cuộc chiến ở Ukraina giữa Nga và Ukraina là việc Nga không còn cung ứng khí đốt đủ mức nữa như đã thoả thuận với các nước thành viên EU và như đã cung ứng cho các nước này từ trước đến nay.

Tổng thống Putin chỉ ra "nguồn cung đáng tin cậy" về khí đốt cho EU

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin cho rằng EU nên cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ vì đã đảm bảo nguồn cung khí đốt đáng tin cậy của Nga cho liên minh.

Hai thành viên EU cự tuyệt kế hoạch phân phối khí đốt

Khánh Minh |

Ba Lan và Hungary đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong kế hoạch phân phối khí đốt của EU.